(HBĐT)-Tháng 7, qua những ngày oi bức nắng nóng sẽ đến những cơn mưa ngâu trút nước dầm dề. Trăng tháng 7 cũng mang chính hoài niệm u buồn. Vầng trăng tháng 7 về trên các nghĩa trang khắp cả nước, từ nghĩa trang Trường Sơn, Khe Sanh, Đường 9 đến thành cổ Quảng Trị, bàng bạc màu vàng nhạt trên sông Thạch Hãn đến ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn. Trên khắp đất nước hình chữ S quật cường, đầy dũng khí đều mang trên mình những gương dũng cảm hy sinh cho đất nước trường tồn.
Tháng 7 về, những bông hoa loa kèn dưới trăng như đoàn quân nhạc cất lên bản hùng ca. Trăng tháng 7 về trên nghĩa trang Đồng Lộc lại nhớ các nữ thanh niên xung phong:
Mười cô gái ngã xuống Đồng Lộc
Bồ kết đến mùa đơm hoa chín trái
Chị em ơi dậy hái gội đầu
Gương lược và hoa trải vàng sắc mộ
Mảnh gương trời lấp lánh trăng soi.
Về Truông Bồn, con hẻm nằm giữa dãy núi Bắc Nam, con đường độc đạo chuyên chở vũ khí, lương thực vào Nam cho tiền tuyến lớn. Mười ba anh chị (9 nam, 4 nữ) mang khát vọng, hoài bão thắng lợi rồi về đi học để xây dựng quê hương. Thế mà trước khi ngừng bắn, giặc Mỹ đã mang bom đến dội trong đêm. Cái đêm đau thương và căm thù đã cướp đi bao mơ ước của tuổi trẻ.
Về quê, đêm tháng 7, lũy tre làng vẫn xanh mướt, ken dày nơi đã để lại bao kỷ niệm tuổi thơ. Lũy tre làng - người bạn thân thiết của bao người con của quê hương ra đi tìm đường cứu nước. Người mẹ tiễn con đứng dưới lũy tre làng, lòng nỗi nhớ thương nhưng nét mặt vẫn rạng rỡ tiễn con, đợi ngày thắng lợi đón con về mà nhớ đến câu nói của một nhà văn: "Muốn biết cuộc chiến tranh thành hay bại thì hãy nhìn nét mặt của bà mẹ khi tiễn con lên đường”. Bà mẹ Việt Nam kiên cường và dũng cảm để có những đứa con cầm súng ra trận với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh:
Tôi trở về quê tre làng vẫn tươi xanh
Cơn lũ đi qua bên bồi bên lở
Chút nắng chiều sót lại ơi quê ta.
Trăng tháng 7 úa tàn, để lại trong lòng bao nỗi niềm với bạn bè một thuở nay đã đi xa. Bồi hồi nhớ lại cây đa đầu làng xum xuê, trên cây có cái chòi làm nơi phát thanh kêu gọi dân làng xuống hầm tránh bom đạn Mỹ. Quê tôi, bên bờ sông Nậm, vẫn lũy tre làng quấn quýt mát mùa hè, ấm mùa đông. Trăng tháng 7 về trên làng Nậm gợi nhớ bao kỷ niệm một thời tuổi trẻ, để rồi rời xa quê có buổi trở về mà lòng tha thiết bao kỷ niệm. Cây khế ngọt quả vàng rung rinh, nhớ tiếng tắc kè kêu đêm mà đếm chẵn mưa, thừa nắng, tu hút gọi bạn mà nao nức nghĩa tình.
Vầng trăng tháng 7 mang nặng ân tình, nhớ mãi người ra đi không bao giờ về lại làng, về lại nơi bao kỷ niệm tuổi thơ mà ăm ắp nghĩa tình quê hương.
Văn Song (TTV)
(HBĐT) - Đêm rằm, chưa kịp ăn xong bữa tối ánh trăng đã dòm qua khung cửa sổ mời gọi. Dọn dẹp xong căn bếp, kéo chiếc ghế tựa cho mẹ xem ti vi, Khuê rảo bước về phía góc sân nhà. Thả mình vào chiếc ghế gấp được đan bằng mây êm ái, Khuê mở to đôi mắt ngắm nhìn trăng, sao vời vợi.
(HBĐT) - Chiều hè, thả bước trên đường phố Trần Hưng Đạo, tôi lại náo nức với màu tím của hoa: Bằng lăng tím chiều trên phố/ Bằng lăng về nỗi nhớ chơi vơi/ Nhớ không có những buổi chiều/ Trên con đường phố có nhiều lá bay...
(HBĐT) - Cũng không thể ngờ, tôi lại có dịp trở lại làng chài này, dù thâm tâm chẳng bao giờ quên, cùng bao dự định muốn gặp lại. Làng Bãi Dương… Ừ, sau mấy chục năm chứ ít đâu. Ngày nào về đây cùng anh Lam và thằng em họ, tôi mới chỉ là đứa trẻ 12 tuổi ngây dại. Giờ tóc muối tiêu rồi.
Bác ạ! Gớm ! Sáng sớm bác làm gì mà em gọi mãi không nghe máy thế?