Việc dạy học ở Trường Sa không chỉ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công tác giáo dục và đào tạo đối với vùng biên giới biển đảo, mà còn khẳng định, Bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam đóng quân ở đâu, ở đó có sự đồng hành, sát cánh của nhân dân; quân, dân cùng nhau bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống.
Với những lợi thế về cách tiếp cận tổng hợp, tư duy hệ thống và liên ngành, các nghiên cứu của khoa học địa lí nhân văn đóng góp nhiều luận cứ cho việc giải quyết hầu hết các vấn đề trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngày 9/11, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính uỷ Cảnh sát biển làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực hiện Đề án "Tuyên truyền phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019 - 2021” tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Cuốn sách của Giáo sư Pankaj K Jha cũng nhấn mạnh thực tế rằng mối quan tâm mới có hiện nay của Trung Quốc đối với Biển Đông không có cơ sở vững chắc về mặt lịch sử.
Sau 3 năm thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam” đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý thực hiện tốt việc kết hợp triển khai nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát duy trì pháp luật với tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân đánh bắt trên biển.
Từ năm 1962 đến 1968, ông Phan Nhạn đã 15 lần cùng đồng chí, đồng đội thực hiện hải trình trên Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại vượt biển, trên các con tàu không số để đưa hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.
"Đoàn tàu không số”, với đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam như một "huyền thoại”.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nhân sự Cảnh sát biển Việt Nam.
(HBĐT) - Khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cách TP Cà Mau gần 100 km theo hướng quốc lộ 1 về phía Nam, thuộc thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Nơi đây ghi nhận những chiến công thầm lặng của các chiến sỹ trên "Ðoàn tàu không số” đã vượt hàng nghìn km đường biển để chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Di tích quốc gia Bến tiếp nhận vũ khí Trà Vinh-Bến B22 là niềm tự hào của quân dân Trà Vinh vì đã trở thành mắt xích quan trọng của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Bia tưởng niệm vươn cao trong nắng mới, là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh kiên cường của cha ông ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
(HBĐT) - Cách đây tròn 60 năm, thật không dễ dàng gì khi những con tàu không số vượt qua nghìn trùng sóng vỗ cùng sự vây hãm của quân địch để vận chuyển vũ khí từ miền Bắc cập bến Vũng Rô (Phú Yên). Từ đây, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược kịp thời chi viện cho chiến trường khu V và Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang Quân khu 5, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... Ngày nay, những câu chuyện về tàu không số và bến Vũng Rô vẫn còn vang mãi khúc tráng ca trong lòng Nhân dân.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 – 23/10/2021), sáng 13/10, tại Bảo tàng TP. Hải Phòng, Cục Chính trị Hải quân phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức khai mạc triển lãm trưng bày "Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân - Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Nhắc tới con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, chúng ta không thể không nhắc đến bến K15 Đồ Sơn (Hải Phòng) bởi đây là điểm xuất phát của hàng trăm lượt chuyến tàu vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam. Những người lính công binh Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 83 (nay là Lữ đoàn Công binh 83 Hải quân) thật vinh dự khi được thực hiện nhiệm vụ xây dựng cầu tàu ấy.
Bộ Giao thông vận tải vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.