Mái đá làng Vành xã Yên Phú (Lạc Sơn), di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thuộc nền Văn hóa Hòa Bình.

Mái đá làng Vành xã Yên Phú (Lạc Sơn), di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thuộc nền Văn hóa Hòa Bình.

(HBĐT) - Nền “Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử - nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam á lục địa và phía nam Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện.Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”.

 

Năm 1932, hội nghị các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội đã thừa nhận thuật ngữ “Văn hóa Hòa Bình” là thuật ngữ để chỉ một nền văn hóa cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt tiền sử, cách đây vài ba vạn năm; khẳng định Hòa Bình là một trong những trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam.

 

“Văn hóa Hòa Bình” có phạm vi phân bố rất rộng trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh; từ nam Trung Quốc đến đông Sumatra (In-ñoâ-nê-xia) và hầu khắp các nước Đông Nam á lục địa. ở Việt Nam, “Văn hóa Hòa Bình” tập trung đậm đặc nhất ở tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa.

 

Do độ đậm đặc các di chỉ của tầng văn hóa này ở tỉnh Hòa Bình, các nhà khảo cổ học đã lấy tên của tỉnh đặt cho nền văn hóa ấy.Niên đại của “Văn hóa Hòa Bình” khoảng 18.000 năm kéo dài đến 7.500 năm, cách ngày nay, thuộc thời kỳ đồ đá cũ. Các di chỉ tìm thấy và khai quật ở tỉnh Hòa Bình có khung niên đại cách ngày nay từ 11.000 - 12.000 năm. 

 

Theo M.Colani, cư dân Văn hóa Hòa Bình sống thành từng bầy đoàn trong hang động.Họ săn bắn, hái lượm để kiếm sống là chủ yếu. Con người thời đó đã biết sử dụng công cụ cuội với cách chế tác ghè, đẽo tạo ra các loại công cụ có hình hạnh nhân, hình đĩa và sau là công cụ hình rìu ngắn.

 

Theo các nhà khảo cổ, cho đến nay, chúng ta đã phát hiện 72 di tích thuộc văn hóa Hòa Bình, chủ yếu nằm trong các hang động và mái đá. Tiêu biểu như các di tích: động Can, hang xóm Trại, mái đá làng Vành, mái đá Tôm, mái đá Chiềng Khến. Hang làng Đồi, hang Muối... Những di vật thường gặp trong văn hóa Hòa Bình là bếp, mộ táng, tàn tích sau bữa ăn, công cụ lao động và các chế tác khác của người nguyên thủy. Những  vết tích vỏ trai, ốc, xương răng động vật và vỏ hạt một số loài thảo mộc còn giữa lại trong tầng văn hóa Hòa Bình. Cho đến nay, chúng ta đã tìm được trên 130 địa điểm Văn hóa Hòa Bình và thu thập một khối lượng lớn di vật, xương động vật và di cốt người. Trong 30.120 di vật thống kê ở 65 địa điểm văn hóa Hòa Bình đã khai quật thì đồ đá chiếm gần 28.000 tiêu bản, đồ xương, sừng, nhuyễn thể có 250 tiêu bản... Có thể thấy đồ đá chiếm ưu thế nổi bật trong Văn hóa Hòa Bình. Kỹ thuật chế tác đá trong văn hóa Hòa Bình còn được các nhà nghiên cứu Hòa Bình gọi là kỹ thuật Hòa Bình.

 

Sự hiện diện của nền văn hóa Hòa Bình không chỉ là một minh chứng khẳng định Việt Nam là một địa điểm nằm trong khu vực được xác định là chiếc nôi của loài người mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ,  các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học... trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hóa từ người vượn tiền sử tiến lên người hiện đại, phương thức kiếm sống và canh tác, về tổ chức xã hội. Với những di vật hiện có được khai quật tại các di chỉ khảo cổ trong thời gian qua, chúng ta đã phần nào vén bức màn thời gian tìm hiểu sự sống và những nét căn bản của sự phát triển xã hội của tổ tiên tiền sử người Việt đã tồn tại và lưu giữ nền văn hóa nguyên thủy: Văn hóa Hòa Bình. Các di vật tiêu biểu tìm thấy trên đất Hòa phản ánh đời sống xã hội và các phương thức sinh sống của người tiền sử Hòa Bình

 

Hiện nay, văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình là sản phẩm trí tuệ được nhân dân các dân tộc đúc rút, sáng tạo trong quá trình lao động, sinh hoạt. Là tỉnh miền núi gồm 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng, tạo cho Hòa Bình sự phong phú, đa dạng về văn hóa, góp phần tạo nên những giá trị to lớn không chỉ của đất nước Việt Nam mà còn của cả thế giới.

 

 Nền văn hóa của các dân tộc tỉnh Hòa Bình cũng là sự tiếp nối liên tục của nền “Văn hóa Hòa Bình” thời tiền sử; nếu không có nền tảng “Văn hóa Hòa Bình” thời tiền sử, sẽ không có sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa tỉnh Hòa Bình suốt thời kỳ phong kiến, cũng như từ khi thành lập tỉnh cho đến ngày nay.

 

Bản sắc văn hoá Hoà Bình bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của nhân dân các dân tộc sinh sống trên vùng đất  tỉnh Hòa Bình tạo nên nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và cốt cách, đặc trưng văn hoá của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Xác định mối tương quan đó, chính là khẳng định mối liên hệ giữa hiện tại quá khứ và tương lai trong hành trình phát triển của tỉnh nhà.

 

(Còn nữa)

 

Bài 6: Hòa Bình thời kỳ nhà nước Văn Lang - âu Lạc

 

                                                 Bùi Văn (T.H) 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục