(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, công tác quy hoạch xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị đã từng bước thể hiện được vai trò của mình trong tổng thể quá trình phát triển KT -XH tại địa phương. Các đồ án quy hoạch đã được đặt trong hệ thống phối hợp toàn diện với nhiều ngành liên quan và địa phương. Việc mở rộng đô thị và tăng tỷ lệ đô thị hóa, đẩy mạnh các chương trình nhà ở, thực hiện các dự án nâng cấp đô thị, kết nối và hoàn thiện các trung tâm công cộng... để tạo cảnh quan đô thị đáp ứng nhu cầu về môi trường ở, làm việc, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí cho toàn xã hội.

 

Khi được tái lập, Hòa Bình là một trong những tỉnh miền núi có cơ sở vật chất hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu nhất cả nước. Các công trình xây dựng hầu như chỉ mang tính kế thừa lại, nhà dân được xây dựng tự phát, chưa được quản lý theo quy hoạch, trụ sở làm việc chủ yếu được nhận bàn giao từ công trình xây dựng thủy điện Hòa Bình và cần phải có kinh phí sửa chữa, cải tạo để các cơ quan làm việc. Hệ thống giao thông chính trong đô thị là QL 6 đi qua thị xã Hòa Bình và đường Thịnh Lang hiện nay. Các công trình xây dựng chủ yếu tập trung bên bờ phải sông Đà. Hạ tầng giao thông đô thị chưa được đầu tư do thiếu nguồn kinh phí thực hiện. Trong giai đoạn này, quy hoạch chung xây dựng thị xã Hoà Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt, chủ yếu xác định khu trung tâm thị xã là phường Phương Lâm và phường Đồng Tiến; quy hoạch chung xây dựng thị trấn các huyện lỵ chưa được lập và phê duyệt.

 

Kiến trúc thành phố Hòa Bình đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị hiện đại. (ảnh: VL) 

 

Trong 5 năm thời kỳ đầu tái lập, tỉnh đã chỉ đạo lập, quy hoạch chung xây dựng thị xã, thị trấn các huyện lỵ, cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển KT -XH, thu hút các dự án đầu tư. Trong giai đoạn 1995 - 2010, tỉnh đã cho lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Hòa Bình. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch; ngành chuyên môn đã tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch mới một số thị trấn: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, Chi Nê, Cao Phong, Đà Bắc... Giai đoạn 2010 - 2015 đã lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, rà soát lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Lương Sơn, Mai Châu, Chi Nê... Lập mới quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thanh Hà và quy hoạch vùng huyện Lương Sơn. Năm 2012, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2020 phát triển thêm 2 thị trấn mới và đến năm 2030, mục tiêu thêm 6 thị trấn, nâng tổng số lên 20 thị trấn so với hiện nay. Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa thành phố Hòa Bình đã đạt 73,3%; các huyện: Lương Sơn 18%, Mai Châu 21,6%, Yên Thủy 15%, Lạc Thủy 15%, Cao Phong 15%, Tân Lạc 6%, Lạc Sơn 4%,  Kim Bôi 4,5%, Đà Bắc 9,3% và Kỳ Sơn đã đạt  8%.

 

Thực hiện chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020, tỉnh đã triển khai theo các mục tiêu đề ra về quy hoạch và đầu tư xây dựng. Đồng thời xây dựng các lộ trình thực hiện cho từng đô thị, lập đề án đề nghị nâng cấp đô thị theo chương trình phát triển đô thị quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Thành phố Hòa Bình từ đô thị loại III lên đô thị loại II; thị trấn Lương Sơn và thị trấn Mai Châu từ đô thị loại V lên đô thị loại IV giai đoạn 2012-2015. Mục tiêu nâng cấp các trung tâm xã và cụm xã lên đô thị loại V (giai đoạn 2015 - 2020): Thị trấn Chợ Bến, thị trấn Mông Hóa. Mục tiêu nâng cấp các trung tâm xã và cụm xã lên đô thị loại V (giai đoạn 2020 - 2030): Thị trấn Mường Vó, thị trấn Lâm Hóa, thị trấn Phố Re (Lạc Sơn); thị trấn Lồ (Tân Lạc); thị trấn Vạn Hoa (Mai Châu); thị trấn Dũng Phong (Cao Phong).

 

Các công sở, nhà máy, cửa hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ trung tâm huyện, thành phố, thị trấn, thị tứ… được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, kiên cố, khang trang, làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn. Điện lưới quốc gia đã đến 100% xã, phường, thị trấn; đường ô tô đến khắp các xã và phần lớn các xóm, kể cả xóm vùng núi cao; có 98,8% phòng học kiên cố và bán kiên cố.

 

Đến nay, toàn tỉnh đã có 24 dự án khu đô thị mới đã được phê duyệt quy hoạch (mỗi dự án trên 20 ha), trong đó 20 dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và 4 dự án đã được phê duyệt quy hoạch phân khu (Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000) với tổng diện tích đất dự án đô thị mới khoảng 6.092 ha. Đối với thành phố Hòa Bình, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật của các đô thị trong thành phố đã đạt gần 95% thiết kế. Riêng các dự án quy hoạch đô thị mới được phê duyệt như khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo và các khu dân cư nằm trong tổng thể đô thị như khu dân cư cảng Chân Dê đã đạt khoảng trên dưới 30%. Các dự án phát triển nhà ở được chú trọng thực hiện như xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội và các dự án nhà ở thương mại đang được đầu tư.

 

Các đô thị từng bước đảm bảo theo các yêu cầu bằng các mục tiêu cụ thể, cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiêu biểu như: đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, QL 6 đoạn Xuân Mai – Hoà Bình. Hoàn thiện hệ thống đường giao thông trục chính của thành phố Hòa Bình, xây dựng các biểu tượng, công trình tại các vị trí điểm nhấn trung tâm thành phố. Các công trình đường giao thông liên huyện cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, hệ thống hạ tầng xã hội như bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - thể thao trong các đô thị cũng từng bước được xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh  có 11 thị trấn là đô thị loại V, hiện đang thực hiện nâng cấp 2 thị trấn Mai Châu và Lương Sơn lên đô thị loại IV và thành phố Hoà Bình là đô thị loại III, định hướng đến năm 2020 nâng cấp lên đô thị loại II.

 

Quy hoạch NTM được chú trọng, đã thực hiện tốt công tác phối hợp với các huyện, thành phố, các xã trong việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng xã NTM. Đến nay 191/191 xã lập xong quy hoạch xã NTM và 167 xã (chiếm 87,43%) đã lập xong quy hoạch chi tiết các khu trung tâm xã; 31 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm 16,23%...

 

(Còn nữa)

                                                                        Vũ Tùng (TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Vùng Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình) từng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808 - 1819) chống lại chế độ phong kiến.
Trên địa bàn thành phố Hòa Bình hiện có 3 trung tâm thương mại, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.
Trong ảnh: Khách hàng mua sắm tại Trung tâm thương mại Hoàng SơnPlaza.                                                                                        ảnh: H.T

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

(HBĐT) - Ngày 19/1/2016, Bộ VH-TT&DL có Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh ta có 2 di sản được đưa vào danh mục là nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường. Để bạn đọc hiểu biết nhiều hơn về Mo Mường, Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nét cơ bản nhất của những áng Mo và việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình  Bài 8: Đôi nét về xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình thời phong kiến

(HBĐT) - Trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê -Trịnh cho đến đầu Nguyễn (Gia Long), mặc dù có sự thay đổi địa danh hành chính của vùng đất Hòa Bình, đi liền theo đó là những thay đổi của những chức quan hành chính nhưng ở cấp cơ sở các mường (vùng) và các sách, động của người Mường, Thái và một số dân tộc thiểu số khác cư trú thuộc Hòa Bình vẫn duy trì chế độ xã hội cổ truyền riêng biệt. Các tù trưởng (thổ tù) họ Xa, họ Hà vẫn nối đời làm tạo cai quản châu Đà Bắc, Mai Châu. ở các vùng Mường Bi, Vang, Thàng, Động, các tù trưởng kế tiếp duy trì chế độ nhà lang cai quản trong vùng; làm nghĩa vụ của các thổ tù đối với Nhà nước phong kiếnThiết chế xã hội cổ truyền của người Mường, người Thái (cư dân sinh sống lâu đời nhất tại Hòa Bình) có thể được coi là thiết chế xã hội cổ truyền điển hình trên vùng đất này

Bài 5: Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá

(HBĐT) - Khi mới tái lập tỉnh, trên địa bàn chỉ có một số nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, đến nay đã có bước phát triển mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Giá trị sản xuất công nghiệp tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình năm 2015 đạt 19.868 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây đạt 18,23%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, tăng 33,711% so với năm 1991.

Bài 7: Hòa Bình thời kỳ Bắc thuộc và quá trình phân hóa Việt- Mường

HBĐT) - Thời kỳ Bắc thuộc, Hòa Bình nằm trong quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thời thuộc Tây Hán); huyện Long Bình và huyện Gia Ninh (thời thuộc Tùy). Đến thế kỷ X, nước ta giành được độc lập, Hòa Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là Thượng Oai) … Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập chống lại ách đô hộ phương Bắc, nhân dân Hòa Bình đã tham gia bằng tinh thần yêu nước cao nhất. Như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân Hòa Bình cũng đã đóng góp công sức, của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân.

Bài 4: Nông nghiệp - nông thôn chuyển biến tích cực

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp - nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng ổn định và phát triển bền vững KT -XH tỉnh nhà. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh, giảm từ 63,68% năm 1991 xuống còn 19,4% năm 2015. Tốc độ phát triển của ngành tương đối cao, tăng bình quân trong 25 năm trên 5,15%/năm. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tính riêng trong 5 năm gần đây, ngành đóng góp cho tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân khoảng 22%/năm.

Bài 3: Khái lược thành tựu 25 năm đổi mới và phát triển

(HBĐT) - Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch vụ so với 25 năm trước phát triển vượt bậc, đa dạng. Các loại hình dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải, lữ hành, nhà nghỉ, ăn uống, mua sắm, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải trí... đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục