(HBĐT) - Dưới thời Nguyễn chưa có tỉnh Hòa Bình. Lúc đó, miền đất Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ và một phần Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Hà Tây được gộp vào một tên chung là tỉnh Hưng Hóa. Tuần phủ Hưng Hóa lúc Pháp xâm lược nước ta là nhà yêu nước Nguyễn Quang Bích...

 

Từ dòng sông Đà lịch sử này,  nghĩa quân của Đốc Ngữ -nghĩa quân sông Đà đã có nhiều cuộc chuyển quân, tấn công vào các điểm đóng quân của thực dân Pháp ở Chợ Bờ vào những năm cuối  thế kỷ XIX.

 

Thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc của thực dân Pháp, ngày 22/6/1886, Kinh lược Bắc ra nghị định thành lập tỉnh Mường bao gồm những địa hạt mà dân cư phần đông là người Mường tại các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội, Ninh Bình. Tỉnh lỵ tỉnh Mường đặt tại chợ Bờ thuộc châu Đà Bắc (vốn là đất của tỉnh Hưng Hóa trước đó) trên bờ sông Đà. Vào các năm tiếp theo, tỉnh lỵ có những thay đổi như chuyển về xã Phương Lâm (vốn thuộc phủ Quốc Oai) và được gọi là tỉnh Phương Lâm. Ngày 5/9/1986, tỉnh lỵ Phương Lâm được chuyển đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình, phía tả ngạn sông Đà. Từ đó, tỉnh Phương Lâm được gọi là tỉnh Hòa Bình. Địa bàn tỉnh Hòa Bình lúc này bao gồm các châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu, Đà Bắc. Lúc đó, Hòa Bình là một tỉnh nhỏ, diện tích khoảng 4.500 km2. Về dân số, vào năm 1901, tỉnh có 6 châu (3.956 dân đinh). Châu Kỳ Sơn có 2 tổng, chia thành 8 làng; châu Lương Sơn (5 tổng, 21 làng), châu Lạc Sơn (4 tổng, 50 làng), châu Lạc Thủy (9 làng), châu Mai Châu (2 tổng, 4 làng), châu Đà Bắc (2 tổng, 5 làng). Năm 1908, châu Lạc Thủy cắt về tỉnh Hà Nam. Từ đó, đến cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Hòa Bình chỉ có 5 châu, chia thành 14 tổng và 85 làng xã. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình có 4 phố là Hòa Bình, Phương Lâm, Chợ Bờ, suối Rút. Hòa Bình là tỉnh lỵ. Phương Lâm là lỵ sở châu Kỳ Sơn; Chợ Bờ là lỵ sở châu Đà Bắc, lỵ sở châu Lương Sơn đặt tại làng Kê Sơn; lỵ sở châu Lạc Sơn đặt tại làng Thân Thượng. Theo tài liệu niên giám thống kê năm 1937 - 1938 vào năm 1936, diện tích Hòa Bình 4.600 km2 với 54.000 dân (46.297 người dân tộc Mường, chiếm 85,23%. Ngoài ra còn có các dân tộc Dao, Thái, Mông... Về bộ máy cai trị tỉnh Hòa Bình, đứng đầu là một công sứ người Pháp, dưới công sứ có phó công sứ và một văn phòng giúp việc. Bên cạnh bộ máy cai trị chỉ huy của người Pháp có một bộ máy thừa hành người bản địa (chánh quan lang, phó quan lang và một số quan lại giúp việc). Từ năm 1910 - 1933, Hòa Bình trải qua 14 đời công sứ và 5 chánh quan lang (hay tuần phủ). Trong suốt 50 năm thống trị của thực dân Pháp, nền kinh tế Hòa Bình vẫn là nền kinh tế tự sản, tự tiêu, tự ứng, tự đủ, giẫm chân tại chỗ. Công nghiệp không phát triển, thương mại trì trệ. Đời sống nhân dân không nhưng không cải thiện mà ngày càng sa vào cảnh cùng khốn. Thiết lập chế độ thống trị ở Hòa Bình, ngay từ đầu, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách dùng người Mường trị người Mường, đối lập người Mường với các dân tộc chung quanh. Dưới 2 tầng áp bức của chủ nghĩa tư bản và chế độ quan lang, xã hội Hòa Bình phân hóa thành 2 tầng lớp: tầng lớp quan lang được thực dân Pháp đưa vào hệ thống chính quyền từ cấp tỉnh đến làng xã và tầng lớp dân bản đông đảo không có ruộng đất, phải lao động không công cho quan lang và phải gánh chịu chế độ phu phen, tạp dịch hết sức nặng nề...

 

Cũng trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong các phong trào đánh Pháp, ủng hộ phong trào Cần Vương, nhân dân Hòa Bình đã góp phần to lớn của mình vào phong trào chung của cả nước. Đất Hòa Bình đã nhuộm máu đào của nhiều nghĩa sĩ yêu nước và đồng bào các dân tộc tỉnh nhà trong mưu việc lớn đánh Pháp khỏi bờ cõi như Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, nghĩa quân sông Đà Đốc Ngữ, Đề Kiều, tổng Kiêm, Đốc Bang... Nguyễn Quang Bích nguyên là tuần phủ Hưng Hóa. Có uy tín nên nhiều thủ lĩnh chống Pháp ở miền Tây Bắc đã quy tụ dưới cờ nghĩa của ông, tiêu biểu như Nguyễn Văn Giáp, Đèo Văn Trì, Đề Kiều, Đốc Ngữ... Đốc Ngữ, tức Nguyễn Đức Ngữ, quê ở huyện Phúc Thọ, Sơn Tây. Địa bàn hoạt động của ông rất rộng, trong đó có Hòa Bình, dọc triền sông Đà và các cùng có đồi núi xung quanh (nên hay được nhân dân gọi là nghĩa quân sông Đà). Nhiều chiến công của nghĩa quân Đốc Ngữ vẫn được lịch sử Hòa Bình ghi nhận. Trận tấn công đồn Chợ Bờ của ông có tiếng vang (tiêu diệt được tên quyền phó công sứ tỉnh Phương Lâm, san phẳng đồn, thu 118 súng trường kiểu1874 và 4 súng lục cùng 40.000 viên đạn…Sau này, cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng tinh thần của ông và nghĩa quân sông Đà luôn là động lực, thúc đẩy nhân dân trong vùng đứng lên đánh giặc. Sau này, cuộc nổi dậy của nhân dân Mông Hóa dưới sự lãnh đạo của Tổng Kiêm và Đốc Bang cũng tạo được dấu ấn trong lịch sử đánh Pháp của tỉnh nhà. Cuộc tấn công vào lỵ sở Hòa Bình (ngày 2/8/1909) của nghĩa quân đạt được thắng lợi: tiêu diệt được sinh lực địch, phá nhà lao thả các tù phạm, thu 150 khẩu súng trường và 35.000 viên đạn. Dù thất bại, những cuộc nổi dậy của Tổng Kiêm, Đốc Bang chứng minh tinh thần yêu nước bất khuất, lòng hy sinh dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào Mường chống lại chế độ thống trị của thực dân Pháp.

 

 Đồng bào Mường, Kinh, Dao, Tày, Mông... đã góp sức người, sức của vào phong trào chung; tô thắm thêm truyền thống đấu tranh bất khuất chống xâm lược của nhân dân Hòa Bình và góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước Việt Nam. Truyền thống đó là nền tảng cơ bản cho chặng đường tiếp nối đến những năm tháng khi có Đảng, cách mạng lãnh đạo tạo nên những động lực lớn để nhân dân các dân tộc Hòa Bình xuống đường làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền sau này.

 

(Còn nữa)

Bài 11:  Hòa Bình trong cách mạng Tháng 8 năm 1945

 

                                                 Bùi Văn (tổng hợp)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Vùng Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình) từng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808 - 1819) chống lại chế độ phong kiến.
Trên địa bàn thành phố Hòa Bình hiện có 3 trung tâm thương mại, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.
Trong ảnh: Khách hàng mua sắm tại Trung tâm thương mại Hoàng SơnPlaza.                                                                                        ảnh: H.T
Thầy Mo được coi là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường. Trong ảnh: Thầy Mo Bùi Văn Minh, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) làm lễ vía kéo si (mụ thố) cầu sức khỏe.
                                                                        ảnh: P.V

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình  Bài 8: Đôi nét về xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình thời phong kiến

(HBĐT) - Trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê -Trịnh cho đến đầu Nguyễn (Gia Long), mặc dù có sự thay đổi địa danh hành chính của vùng đất Hòa Bình, đi liền theo đó là những thay đổi của những chức quan hành chính nhưng ở cấp cơ sở các mường (vùng) và các sách, động của người Mường, Thái và một số dân tộc thiểu số khác cư trú thuộc Hòa Bình vẫn duy trì chế độ xã hội cổ truyền riêng biệt. Các tù trưởng (thổ tù) họ Xa, họ Hà vẫn nối đời làm tạo cai quản châu Đà Bắc, Mai Châu. ở các vùng Mường Bi, Vang, Thàng, Động, các tù trưởng kế tiếp duy trì chế độ nhà lang cai quản trong vùng; làm nghĩa vụ của các thổ tù đối với Nhà nước phong kiếnThiết chế xã hội cổ truyền của người Mường, người Thái (cư dân sinh sống lâu đời nhất tại Hòa Bình) có thể được coi là thiết chế xã hội cổ truyền điển hình trên vùng đất này

Bài 5: Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá

(HBĐT) - Khi mới tái lập tỉnh, trên địa bàn chỉ có một số nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, đến nay đã có bước phát triển mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Giá trị sản xuất công nghiệp tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình năm 2015 đạt 19.868 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây đạt 18,23%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, tăng 33,711% so với năm 1991.

Bài 7: Hòa Bình thời kỳ Bắc thuộc và quá trình phân hóa Việt- Mường

HBĐT) - Thời kỳ Bắc thuộc, Hòa Bình nằm trong quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thời thuộc Tây Hán); huyện Long Bình và huyện Gia Ninh (thời thuộc Tùy). Đến thế kỷ X, nước ta giành được độc lập, Hòa Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là Thượng Oai) … Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập chống lại ách đô hộ phương Bắc, nhân dân Hòa Bình đã tham gia bằng tinh thần yêu nước cao nhất. Như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân Hòa Bình cũng đã đóng góp công sức, của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân.

Bài 4: Nông nghiệp - nông thôn chuyển biến tích cực

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp - nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng ổn định và phát triển bền vững KT -XH tỉnh nhà. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh, giảm từ 63,68% năm 1991 xuống còn 19,4% năm 2015. Tốc độ phát triển của ngành tương đối cao, tăng bình quân trong 25 năm trên 5,15%/năm. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tính riêng trong 5 năm gần đây, ngành đóng góp cho tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân khoảng 22%/năm.

Bài 3: Khái lược thành tựu 25 năm đổi mới và phát triển

(HBĐT) - Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch vụ so với 25 năm trước phát triển vượt bậc, đa dạng. Các loại hình dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải, lữ hành, nhà nghỉ, ăn uống, mua sắm, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải trí... đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Bài 6: Hòa Bình thời kỳ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

(HBĐT) - Nhà nước Văn Lang - âu Lạc được hình thành và xây dựng trong thời đại kim khí - thời kỳ văn hóa Đông Sơn (là một nền văn hoá cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình mà trung tâm là khu vực đền Hùng, được lấy theo tên địa danh làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi tìm được một số đồ đồng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục