(HBĐT) - Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới cho phong trào cách mạng Việt Nam, dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã đến với Hòa Bình khá sớm.

 

 

Từ năm 1929, cơ sở cách   mạng ở Lạc Thịnh được hình  thành. Tháng 12/1930, tổ Đảng thôn Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) được thành lập. Những năm tháng sau đó, cách mạng đã cử những nhân tố cán bộ đi gây dựng cơ sở, nhen nhóm, tổ chức các hoạt động ở huyện Lạc Thủy, thị xã Hòa Bình; khơi dậy trong lòng người dân tinh thần giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trong tình hình đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta đang có nhiều cơ hội để “đánh Pháp, đuổi Nhật”, giành lại độc lập. Để có cơ hội chín muồi, giành thắng lợi, được sự giúp đỡ của các Đảng bộ Hà Đông, Ninh Bình, Hà Nam, phong trào Việt Minh ở tỉnh Hòa Bình tuy phát triển còn chậm so với yêu cầu cách mạng nhưng đã có cơ sở ở tất cả các châu trong tỉnh. Để thực thi chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh, tháng 4 và 5/1944, Trung ương đã điều động đồng chí Vũ Đình Bản và đồng chí Vũ Thơ (Vũ Kỳ Châu) lên hoạt động ở Hòa Bình. Phong trào cách mạng ở Hòa Bình được đẩy lên một bước mới. Tháng 1/1945, trước yêu cầu của phong trào cách mạng, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình (gồm đồng chí Vũ Thơ và đồng chí Vũ Đình Bản) do đồng chí Vũ Thơ làm bí thư. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, tù chính trị tại nhà tù Hòa Bình đã đấu tranh đòi được tự do và hầu hết tù chính trị đã được thả. Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình được Trung ương bổ sung thêm các đồng chí: Phan Lang, Trương Đình Dần, Bình Huấn. Ban cán sự Đảng đã phân công các ủy viên phụ trách phong trào cách mạng ở các địa phương trong tỉnh. Nhờ đó, các đoàn thể cách mạng ở Hiền Lương, Tu Lý, Mường Khói, Vụ Bản, Chi Nê, Phố Vãng, Mường Diềm, Mường Thàng, Cao Phong, Phương Lâm, thị xã Hòa Bình... đều được củng cố và mở rộng. Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ về việc thành lập 7 chiến khu trong cả nước, chiến khu Hòa - Ninh - Thanh được thành lập. Đồng thời, khẩn trương xây dựng LLVT tập trung tại các khu căn cứ Thạch Yên - Cao Phong, Hiền Lương - Tu Lý, Mường Khói - Mường Diềm, phát triển các đội tự vệ chiến đấu tại các trung tâm, thị trấn, phố châu... Tháng 7/1945, xứ ủy Bắc Kỳ quyết định mở lớp đào tạo quân sự cho cán bộ các tỉnh và giao đồng chí Vương Thừa Vũ thực hiện. Căn cứ Mường Khói được chọn làm địa điểm. Lớp học mang tên “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu” được mở tại xóm Lọt, xã Hoài ân vào đầu tháng 8/1945, có 20 cán bộ các tỉnh về dự.

Cuộc sống của đồng bào các dân tộc tại Khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (Đà Bắc) năm xưa đã có những đổi thay đáng kể. ảnh: p.v

 

Những ngày tháng 8/1945, không khí chuẩn bị giành chính quyền đã bùng lên trong toàn tỉnh. Chính quyền địch gần như tê liệt. Bọn Đại Việt thân Nhật bị nhân dân tẩy chay. Quân Nhật chỉ đóng chốt trong các cứ điểm. Các đoàn thể Việt Minh hoạt động công khai. LLVT được củng cố. Quần chúng nhân dân đã sẵn sàng chờ lệnh hành động... Bám sát ý kiến chỉ đạo của T.ư và xứ ủy Bắc Kỳ về lệnh khởi nghĩa, để chắc thắng, châu Lạc Sơn đã được tỉnh ta chọn khởi nghĩa đầu tiên trong ngày 20/8. Đồng thời, trưởng ban khởi nghĩa là đồng chí Vũ Thơ đã phát lệnh tổng khởi nghĩa cho tất cả các châu trong tỉnh. Sáng 20/8, LLVT, các đoàn thể Việt Minh khu căn cứ Mường Khói, nhân dân các xã xung quanh châu lỵ, lực lượng cứu quốc và quần chúng nhân dân đã rầm rập biểu tình giành chính quyền tại Vụ Bản. Trước khí thế sôi sục đó, quân lính của châu đã xin đầu hàng, nộp vũ khí gồm 50 khẩu súng, nhiều đạn dược cho lực lượng cách mạng. Khởi nghĩa Lạc Sơn đã thành công. Các ngày 21 và 22/8, khí thế cách mạng càng thêm sôi sục ở các địa phương trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước. Ngày 22/8, ta giành chính quyền ở châu Kỳ Sơn. 2 giờ chiều ngày 23/8, lệnh khởi nghĩa ban ra. Các lực lượng cách mạng đã vượt sông Đà sang chiếm dinh tỉnh trưởng, sở bưu điện, trại lính bảo an, sở cẩm. Việc giành chính quyền cấp tỉnh đã thành công. Khởi nghĩa ở Hà Nội, ở các tỉnh và ở tỉnh lỵ Hòa Bình thành công là điều kiện thuận lợi để tiến hành khởi nghĩa, giành chính quyền ở các cấp cơ sở. Tại Lạc Thủy, ngày 23/8, quần chúng cách mạng đã ào ạt xông vào chiếm châu lỵ. Tri châu phải cúi đầu nộp châu đường và sổ sách cho cách mạng. Cuộc khởi nghĩa và mít tinh thành lập chính quyền cách mạng ở châu lỵ Mai Đà được tổ chức vào ngày 25/8. Châu Lương Sơn khởi nghĩa thiết lập chính quyền cách mạng vào ngày 26/8.

 

Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Ban chỉ huy khởi nghĩa Hòa Bình, có sự phối hợp của Đảng bộ Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, các tầng lớp nhân dân Hòa Bình đã nhất tề nổi dậy lật đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân. Hòa Bình cùng cả nước đã làm cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Thắng lợi của cách mạng ở Hòa Bình đã mở đường cho nhân dân Hòa Bình cùng nhân dân cả nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc. Trong đó, sự kiện ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

(còn nữa)

Bài 12: Tỉnh Hòa Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ

 

 

                                                                                   BÙI VĂN (TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Vùng Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình) từng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808 - 1819) chống lại chế độ phong kiến.

Bài 6: Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ. Đến hết năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 26,6%, tăng 10,27% so với năm 1991. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

(HBĐT) - Ngày 19/1/2016, Bộ VH-TT&DL có Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh ta có 2 di sản được đưa vào danh mục là nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường. Để bạn đọc hiểu biết nhiều hơn về Mo Mường, Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nét cơ bản nhất của những áng Mo và việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình  Bài 8: Đôi nét về xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình thời phong kiến

(HBĐT) - Trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê -Trịnh cho đến đầu Nguyễn (Gia Long), mặc dù có sự thay đổi địa danh hành chính của vùng đất Hòa Bình, đi liền theo đó là những thay đổi của những chức quan hành chính nhưng ở cấp cơ sở các mường (vùng) và các sách, động của người Mường, Thái và một số dân tộc thiểu số khác cư trú thuộc Hòa Bình vẫn duy trì chế độ xã hội cổ truyền riêng biệt. Các tù trưởng (thổ tù) họ Xa, họ Hà vẫn nối đời làm tạo cai quản châu Đà Bắc, Mai Châu. ở các vùng Mường Bi, Vang, Thàng, Động, các tù trưởng kế tiếp duy trì chế độ nhà lang cai quản trong vùng; làm nghĩa vụ của các thổ tù đối với Nhà nước phong kiếnThiết chế xã hội cổ truyền của người Mường, người Thái (cư dân sinh sống lâu đời nhất tại Hòa Bình) có thể được coi là thiết chế xã hội cổ truyền điển hình trên vùng đất này

Bài 5: Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá

(HBĐT) - Khi mới tái lập tỉnh, trên địa bàn chỉ có một số nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, đến nay đã có bước phát triển mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Giá trị sản xuất công nghiệp tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình năm 2015 đạt 19.868 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây đạt 18,23%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, tăng 33,711% so với năm 1991.

Bài 7: Hòa Bình thời kỳ Bắc thuộc và quá trình phân hóa Việt- Mường

HBĐT) - Thời kỳ Bắc thuộc, Hòa Bình nằm trong quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thời thuộc Tây Hán); huyện Long Bình và huyện Gia Ninh (thời thuộc Tùy). Đến thế kỷ X, nước ta giành được độc lập, Hòa Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là Thượng Oai) … Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập chống lại ách đô hộ phương Bắc, nhân dân Hòa Bình đã tham gia bằng tinh thần yêu nước cao nhất. Như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân Hòa Bình cũng đã đóng góp công sức, của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân.

Bài 4: Nông nghiệp - nông thôn chuyển biến tích cực

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp - nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng ổn định và phát triển bền vững KT -XH tỉnh nhà. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh, giảm từ 63,68% năm 1991 xuống còn 19,4% năm 2015. Tốc độ phát triển của ngành tương đối cao, tăng bình quân trong 25 năm trên 5,15%/năm. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tính riêng trong 5 năm gần đây, ngành đóng góp cho tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân khoảng 22%/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục