(HBĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được chia tách từ tỉnh Hà Sơn Bình và chuyển về địa điểm được xác định là tỉnh lỵ mới - thị xã Hòa Bình. Sau khi được chia tỉnh, nhân dân và cán bộ trong tỉnh vô cùng phấn khởi, sôi nổi, khẩn trương chuẩn bị các mặt để tập trung vào hoạt động.

 

Tuy nhiên, gặp muôn vàn khó khăn vì Hòa Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ quá nhỏ bé, sơ sài, lạc hậu... CB -CC-VC để hình thành các cơ quan, ban, ngành của tỉnh thiếu trầm trọng vì khi chia tỉnh, bộ máy tỉnh Hà Sơn Bình rất ít CB -CC-VC về Hòa Bình, thậm chí có ban, ngành không có người nào. Trụ sở làm việc, nơi ăn ở của CB -CC-VC các cơ quan phần lớn phải nhờ các cơ quan thị xã Hòa Bình, Ban Công tác sông Đà và nhà dân. Tài sản, vốn liếng được chia từ tỉnh cũ quá ít ỏi, một khó khăn nổi bật phải giải quyết là nạn thiếu đói diễn ra trầm trọng ở nhiều thôn, xã. Hàng vạn người hết lương thực, điển hình như các xã Lạc Thịnh (Yên Thủy), Yên Nghiệp, Bình Hẻm (Lạc Sơn)... Hàng vạn nhân khẩu phải xin T.ư cứu trợ khẩn cấp.

Từ năm 2013, TP Hòa Bình xây dựng biểu tượng với ý tưởng 6 bông lúa vươn lên từ mặt nước tượng trưng cho nền văn minh lúa nước, cho 6 dân tộc chính của tỉnh đoàn kết xây dựng Hòa Bình thành một đô thị hiện đại, văn minh.

ảnh: p.v

 

Trước tình hình đó, tỉnh có chủ trương tập trung giải quyết: một mặt nhanh chóng ổn định tổ chức và nơi làm việc của các cơ quan, mặt khác chỉ đạo các huyện xuống các xã bàn bạc, giải quyết những công   việc cấp bách để ổn định tinh thần, đời sống cho người dân, đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, rau màu ngắn ngày để nhanh chóng khắc phục nạn thiếu đói, ổn định đời sống nhân dân, báo cáo khẩn cấp về T.ư để xin cứu trợ lương thực giải quyết tạm thời.

 

Dựa vào các chủ trương nghị quyết và sự chỉ đạo của T.ư, tỉnh đã ra nhiều nghị quyết tập trung đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, TTCN, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có năng suất cao. Tháng 8/1992, tỉnh ra Nghị quyết “phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với việc bảo vệ và phát triển vốn rừng”. Định hướng nêu rõ: Diện tích cây lương thực của tỉnh quá ít, chỉ chiếm 14% so với đất lâm nghiệp bình quân đầu người quá thấp nên phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất cao, đưa KH -KT, giống mới vào thâm canh cây lương thực. Đồng thời phải phát triển mạnh mẽ cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày gắn với bảo vệ và phát triển vốn rừng. Mục tiêu phấn đấu mỗi hộ đều có vườn rừng, cải tạo vườn nhà, vườn tạp để trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Các ngành, đoàn thể đều có nghị quyết vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân khai thác tiềm năng đất đai, lao động và chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại các địa phương trong tỉnh để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển vốn rừng. Đầu năm 1995, toàn tỉnh có diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày đạt gần 30 vạn ha. Nhờ sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc, sản xuất dần ổn định, cây trồng, vật nuôi đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc, giao đất, giao rừng cho hộ nông dân được quản lý, bảo vệ và chăm sóc  rừng đạt hiệu quả, nhờ đó, màu xanh của rừng đã trở lại. Diện tích rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng theo dự án PAM có kết quả khá, giữ được rừng tái sinh, giảm tỷ lệ phá rừng làm nương. ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng được nâng lên rõ rệt.

 

Trải qua 25 năm kiên trì phấn đấu, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, nỗ lực không ngừng, sản xuất dần phát triển, đời sống nhân dân ổn định. 25 năm so với lịch sử chưa phải là dài nhưng so với sự vươn lên phát triển của một tỉnh nghèo là vô cùng có ý nghĩa. Hòa chung với thắng lợi đổi mới của đất nước, sự chỉ đạo hỗ trợ đầu tư nhiều mặt của T.ư, các lĩnh vực KT -XH đều có tốc độ phát triển khá. Cơ cấu kinh tế từ chỗ sản xuất nông, lâm nghiệp là chính nay chiếm gần 20% tổng thu nhập GDP, còn lại là giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh. Bình quân thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 1995 chỉ đạt 1, 6 triệu đồng/người nay đã đạt trên 36 triệu đồng /năm. Sản lượng lương thực đạt gần 20 vạn tấn nay nâng lên trên 36 vạn tấn. Vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cam, cây bưởi, mía tím, chè... đã hình thành vùng tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao. Độ che phủ rừng đạt trên 50% tổng diện tích. Kinh tế công nghiệp từ chỗ vô cùng nhỏ lẻ, nay có tốc độ tăng trưởng khá, đã hình thành những khu công nghiệp tập trung sản xuất đa ngành nghề như may mặc, điện tử, chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng...

 

Nhờ sản xuất phát triển nên thu NSNN cũng khá cao, tăng gấp nhiều lần so với 25 năm trước đây. Đời sống nhân dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Một thành quả  đặc biệt quan trọng là công tác xóa đói, giảm nghèo đã có   những thành tựu đáng mừng, căn bản không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn khoảng trên 10% (tiêu chí cũ).

 

 

                                                                           Nguyễn Văn Cửu

                                                              (Nguyên PBT Thường trực Tỉnh Uỷ)

Các tin khác

Không có hình ảnh

Bài 7: Kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư

(HBĐT) - Sau 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh, từ chỗ giao thông đi lại hết sức khó khăn, đến nay, hạ tầng GTVT đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu đi lại, tiêu thụ sản phẩm, lưu thông hàng hóa, thu hút đầu tư, xóa đói - giảm nghèo, tạo liên kết giữa các vùng miền, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Bài 9: Nhân dân Hòa Bình trong các cuộc đấu tranh chống ách phong kiến và giặc phương Bắc

(HBĐT) - Trong lịch sử hàng ngàn năm qua, các dân tộc ở Hòa Bình đã phải cùng nhau đấu tranh, vật lộn với thiên nhiên, xã hội để tồn tại, phát triển. Trong đó phải ghi nhận những phong trào nông dân chống áp bức phong kiến và đánh giặc ngoại xâm, giữ vững sự ổn định, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769), khởi nghĩa Quách Tất Liêm (1808 - 1819) của Lê Duy Lương (1833 - 1838) và sự tham gia chống quân xâm lược nhà Minh, tham gia cuộc đại phá quân Thanh năm 1789 của nhân dân Hòa Bình…

Bài 6: Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ. Đến hết năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 26,6%, tăng 10,27% so với năm 1991. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

(HBĐT) - Ngày 19/1/2016, Bộ VH-TT&DL có Quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh ta có 2 di sản được đưa vào danh mục là nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường. Để bạn đọc hiểu biết nhiều hơn về Mo Mường, Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nét cơ bản nhất của những áng Mo và việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình  Bài 8: Đôi nét về xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình thời phong kiến

(HBĐT) - Trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê -Trịnh cho đến đầu Nguyễn (Gia Long), mặc dù có sự thay đổi địa danh hành chính của vùng đất Hòa Bình, đi liền theo đó là những thay đổi của những chức quan hành chính nhưng ở cấp cơ sở các mường (vùng) và các sách, động của người Mường, Thái và một số dân tộc thiểu số khác cư trú thuộc Hòa Bình vẫn duy trì chế độ xã hội cổ truyền riêng biệt. Các tù trưởng (thổ tù) họ Xa, họ Hà vẫn nối đời làm tạo cai quản châu Đà Bắc, Mai Châu. ở các vùng Mường Bi, Vang, Thàng, Động, các tù trưởng kế tiếp duy trì chế độ nhà lang cai quản trong vùng; làm nghĩa vụ của các thổ tù đối với Nhà nước phong kiếnThiết chế xã hội cổ truyền của người Mường, người Thái (cư dân sinh sống lâu đời nhất tại Hòa Bình) có thể được coi là thiết chế xã hội cổ truyền điển hình trên vùng đất này

Bài 5: Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá

(HBĐT) - Khi mới tái lập tỉnh, trên địa bàn chỉ có một số nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế, đến nay đã có bước phát triển mạnh mẽ. Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Giá trị sản xuất công nghiệp tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình năm 2015 đạt 19.868 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây đạt 18,23%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, tăng 33,711% so với năm 1991.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục