(HBĐT) - 25 năm qua, tỉnh ta đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá; chú trọng các mặt công tác: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể, phi vật thể, quản lý, bảo tồn di tích; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ... Qua đó, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý Nhà nước và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Trong 1/4 thế kỷ qua, ngành văn hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, sự kiện trọng đại của đất nước, của địa phương, đặc biệt là tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tham gia tổ chức tốt các sự kiện chính trị, văn hoá, hoạt động kỷ niệm, điển hình như: Ngày hội VH - TT các tỉnh Tây Bắc; Lễ đón nhận danh hiệu anh hùng LLVT tỉnh ; Lễ kỷ niệm 120 năm, 125 năm thành lập tỉnh và hiện nay là kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường toàn quốc lần thứ I...
Tỉnh và ngành đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có Bảo tàng tỉnh và 2 Bảo tàng tư nhân; 3 Nhà truyền thống chuyên ngành; 1 Trung tâm bảo tồn văn hóa Thái. Hệ thống nhà văn hóa gồm: Cung văn hóa tỉnh; 11 nhà văn hóa huyện, thành phố; 41 nhà văn hóa cấp xã; 1 nhà văn hóa khu vực liên xã; 1 nhà văn hóa chuyên ngành và 1.566 nhà văn hóa xóm, bản. Hệ thống thư viện có Thư viện tỉnh; 11 thư viện huyện, thành phố; 91 thư viện trường học; 1 thư viện Công an tỉnh; 3 thư viện tư nhân; 190 điểm bưu điện văn hoá xã; 210 tủ sách pháp luật; 9 tủ sách phụ nữ huyện Kim Bôi; 2 điểm đọc báo quân dân huyện Tân Lạc; 12 tủ sách các đơn vị bộ đội. Trên địa bàn tỉnh có Rạp Hoà Bình, 7 đội chiếu phim lưu động hàng năm phục vụ 1.350 buổi chiếu phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh; 1 Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hoà Bình; 1 CLB xiếc tạp kỹ; 2 Tượng đài Bác Hồ, 1 Tượng đài Trung đoàn 66, 1 Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể được chú trọng. Khi tái lập tỉnh, tổng số hiện vật được bàn giao từ Bảo tàng tổng hợp Hà Sơn Bình về Bảo tàng tỉnh Hoà Bình có 3.764 tài liệu, hiện vật các loại. Ngành văn hóa đã chỉ đạo tăng cường công tác sưu tầm, đến nay nâng tổng số hiện vật tại Bảo tàng tỉnh lên 16.844 hiện vật các loại, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 1991. Trong đó có nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm như: Bộ sưu tập trống đồng 73 hiện vật; bộ sưu tập đồ đồng khác (cồng chiêng, xanh, rìu, tiền đồng...) 5.828 hiện vật; bộ sưu tập gốm cổ 977 hiện vật; bộ sưu tập đá “Văn hoá Hoà Bình” 8.803 hiện vật ... Đặc biệt, bộ sưu tập 2 bộ xương đười ươi (Pon go) được các nhà khoa học đánh giá là “Viên kim cương” trong ngành khảo cổ học Việt Nam.
Quản lý, bảo tồn di tích được tích cực triển khai công tác điều tra, kiểm kê lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng và tu bổ, tôn tạo để phát huy giá trị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 71 di tích được xếp hạng, trong đó, 41 di tích cấp quốc gia gồm 12 di tích khảo cổ, 9 di tích lịch sử cách mạng, 2 di tích lịch sử văn hóa, 18 danh lam thắng cảnh; 30 di tích cấp tỉnh gồm: 5 di tích lịch sử cách mạng, 24 di tích lịch sử văn hóa, 1 danh lam thắng cảnh; kiểm kê được 102 di tích danh thắng đưa vào bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 3 di tích lịch sử cách mạng; 6 di tích khảo cổ; 77 di tích lịch sử văn hóa; 16 danh lam thắng cảnh.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa phi vật thể được quan tâm thực hiện. Nhiều lễ hội tiêu biểu của dân tộc đã được tổ chức phục dựng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Trên địa bàn tỉnh hiện có 786 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc được kiểm kê, bao gồm 7 di sản tiếng nói; 3 di sản chữ viết; 154 di sản ngữ văn dân gian; 171 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian; 113 di sản tập quán xã hội; 44 di sản lễ hội truyền thống; 26 di sản nghề thủ công truyền thống; 268 di sản tri thức dân gian. Tiến hành điều tra, nghiên cứu giá trị văn hóa các dân tộc, tổ chức Ngày hội văn hoá các dân tộc Thái, Dao, Tày, Mông; phục dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu như: Khai hạ, chùa Tiên, Xên Mường... Đặc biệt, đã xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận Chiêng Mường và Mo Mường Hoà Bình là di sản văn hoá cấp quốc gia. Phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở được quan tâm phát triển mạnh. Năm 1991, toàn tỉnh mới có hơn 200 đội văn nghệ, đến nay đã phát triển được trên 2.000 đội văn nghệ với hàng chục nghìn diễn viên không chuyên. Hàng năm, các đội văn nghệ tổ chức được hàng trăm nghìn buổi biểu diễn, phục vụ hàng triệu lượt người xem đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.
Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã phát triển mạnh mẽ, thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, có sức lan tỏa và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều gương người tốt, việc tốt trong phong trào đã được các cấp khen thưởng. Đến nay, toàn tỉnh có 78% hộ gia đình; 65% làng, bản và 90% cơ quan trường học, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, thúc đẩy KT-XH phát triển.
(Còn nữa)
Vũ Tùng (TH)
(HBĐT) - 25 năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả hơn; nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy KT -XH của tỉnh phát triển.
(HBĐT) - Giai đoạn này, đất nước đứng trước tình hình: cả nước có chiến tranh, dù hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc. Tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 3/1965): “Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”; nhiệm vụ được đặt ra là: Tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại”.
(HBĐT) - 25 năm qua, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh đã phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu. Đã khống chế được những bệnh dịch nguy hiểm, những bệnh đặc thù của địa phương như sốt rét, bướu cổ, loại trừ đậu mùa, thanh toán bại liệt. Các chỉ tiêu về sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các bệnh dịch truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh đều giảm.
(HBĐT) - Sau hiệp định Giơ ne vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn 1954 - 1965, tỉnh Hòa Bình không ngừng củng cố chính quyền nhân dân, ổn định đời sống, khôi phục và phát triển KT -XH. Cùng miền Bắc là hậu phương vững chắc cho miền Nam.
(HBĐT) - Sau 25 tái lập tỉnh, GD&ĐT tỉnh ta đã không ngừng đổi mới, phát triển và đạt được những thành tích đáng kể. Bộ mặt các nhà trường khang trang, sạch đẹp. Quy mô trường, lớp phát triển phù hợp, huy động tối đa trẻ em đến trường học tập. Chất lượng GD &ĐT được nâng lên rõ rệt. Công tác phổ cập giáo dục đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, chăm lo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp GD &ĐT.
(HBĐT) - Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình đã giải phóng thị xã Hòa Bình và một vùng lãnh thổ rộng khoảng 1.000 km2 với 2 vạn dân. Tuy vậy, đoạn đường 21, vùng chợ Bến vẫn bị giặc chiếm đóng. Như vậy, trên địa bàn Hòa Bình vừa có vùng giải phóng rộng lớn, vừa có một khu vực nhỏ đang bị địch chiếm đóng.