(HBĐT) - Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn (vần), khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma và hồn ma có ở khắp nơi. Người dao cho rằng có ma lành và có ma dữ trong cuôc sống của họ. Gặp mà lành thì người ta gặp được sự yên ổn, bảo trợ, giúp đỡ, còn gặp ma dữ tức là không may mắn, tai họa. Người ốm là do không đủ số hồn ở trong người mình, do đó phải tìm đến thầy bói đi tìm hồn và nhờ thầy cúng tìm cách đưa những hồn trong người trở lại vị trí cũ.
Có rất nhiều loại ma lành trong tín ngưỡng của người Dao, nhưng phổ biến là quen thuộc là ma tổ tiên, ma đất, ma bếp, thần nông, Ngọc Hoàng thượng đế, Tam Thanh, Bàn Vương ( người dao quan niệm Bàn Vương là thủy tổ của mình). Những ma lành này không hại người nhưng người cũng không được làm điều gì để ma phật ý mà quở trách. Còn lại là cosca loại ma dữ, cấn phải hết sức cẩn thận với chúng. So với người Thái và người Mường thì trong tín ngưỡng của người Dao, tam giáo đã có ảnh hưởng khá mạnh.
Những nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người dao cũng phổ biến như; cúng thóc giống, cúng nương, cúng cơm mới, cúng hồn lúa, cầu mưa. Ngoài ra, người Dao còn có các nghi lễ liên quan đến núi rừng.
Lễ cúng Bàn vương (Chẩu Đàng), có nơi còn gọi là đám chay, là một tín ngưỡng hết sức phổ biến ở người dao. Nhà nào, dòng họ nào cũng phải cúng Bàn Vương ít nhất là một lần trong đời người. Lễ này đòi hỏi một số lượng người tham gia và vật chất lớn, do vậy phải dày công chuẩn bị mới tiến hành được. Vì thế, người ta thường kết hợp làm lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương.
Theo người Dao ở Kim Bôi, một lễ kết hợp cả lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương như vậy cần ít nhất hai thầy cúng với 50 bài cúng. Lễ vật là: sôi, lợn, gà, quần áo, vàng mã, tranh thờ, v v.rất tốn kém. Ngoài ra, người ta còn tiến hành rất nhiều nghi lễ khác nhau trong các lễ này, vì vậy, đòi hỏi không chỉ vật chất mà cả thời gian nữa. Với người dao, chưa làm lễ cấp sắc đối với một con người thì giống như ở các dân tộc khác chưa qua lễ trưởng thành. Vì vậy, nó luôn luôn là một niềm khao khát, áy náy đối với những người chưa được trải qua lễ này.
Người Dao còn có một tín ngưỡng khác là lễ tạ mả. Đây là nghi lễ của dòng họ, mỗi họ làm riêng với nhau. Riêng họ Phùng ở Kim Bôi đã làm lễ tạ mả là phải thịt trâu, phải lập bàn thờ, phải thả tranh, có thầy cúng và nhạc chiêng, trống, xập xọe, chuông phụ họa. Người ta còn tiến hành đắp mộ giả trước sân nhà. Nơi làm lễ đắp, người trong họ đứng làm lễ theo thứ tự từ cao xuống thấp, theo các chi, các nhánh trên, dưới như gia phả ghi chép. Thầy cúng ở lễ này phải mời ở họ khác vì thầy cúng được đứng trên các cụ. Nếu thầy cúng là người trong họ có thể sẽ là bậc có vai vế nhỏ hơn thì không được. Lễ này cũng là dịp để toàn bộ họ hàng đến dự.
HBĐT thực hiện
Có rất nhiều loại ma lành trong tín ngưỡng của người Dao, nhưng phổ biến là quen thuộc là ma tổ tiên, ma đất, ma bếp, thần nông, Ngọc Hoàng thượng đế, Tam Thanh, Bàn Vương ( người dao quan niệm Bàn Vương là thủy tổ của mình). Những ma lành này không hại người nhưng người cũng không được làm điều gì để ma phật ý mà quở trách. Còn lại là cosca loại ma dữ, cấn phải hết sức cẩn thận với chúng. So với người Thái và người Mường thì trong tín ngưỡng của người Dao, tam giáo đã có ảnh hưởng khá mạnh.
Những nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp của người dao cũng phổ biến như; cúng thóc giống, cúng nương, cúng cơm mới, cúng hồn lúa, cầu mưa. Ngoài ra, người Dao còn có các nghi lễ liên quan đến núi rừng.
Lễ cúng Bàn vương (Chẩu Đàng), có nơi còn gọi là đám chay, là một tín ngưỡng hết sức phổ biến ở người dao. Nhà nào, dòng họ nào cũng phải cúng Bàn Vương ít nhất là một lần trong đời người. Lễ này đòi hỏi một số lượng người tham gia và vật chất lớn, do vậy phải dày công chuẩn bị mới tiến hành được. Vì thế, người ta thường kết hợp làm lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương.
Theo người Dao ở Kim Bôi, một lễ kết hợp cả lễ cấp sắc với cúng Bàn Vương như vậy cần ít nhất hai thầy cúng với 50 bài cúng. Lễ vật là: sôi, lợn, gà, quần áo, vàng mã, tranh thờ, v v.rất tốn kém. Ngoài ra, người ta còn tiến hành rất nhiều nghi lễ khác nhau trong các lễ này, vì vậy, đòi hỏi không chỉ vật chất mà cả thời gian nữa. Với người dao, chưa làm lễ cấp sắc đối với một con người thì giống như ở các dân tộc khác chưa qua lễ trưởng thành. Vì vậy, nó luôn luôn là một niềm khao khát, áy náy đối với những người chưa được trải qua lễ này.
Người Dao còn có một tín ngưỡng khác là lễ tạ mả. Đây là nghi lễ của dòng họ, mỗi họ làm riêng với nhau. Riêng họ Phùng ở Kim Bôi đã làm lễ tạ mả là phải thịt trâu, phải lập bàn thờ, phải thả tranh, có thầy cúng và nhạc chiêng, trống, xập xọe, chuông phụ họa. Người ta còn tiến hành đắp mộ giả trước sân nhà. Nơi làm lễ đắp, người trong họ đứng làm lễ theo thứ tự từ cao xuống thấp, theo các chi, các nhánh trên, dưới như gia phả ghi chép. Thầy cúng ở lễ này phải mời ở họ khác vì thầy cúng được đứng trên các cụ. Nếu thầy cúng là người trong họ có thể sẽ là bậc có vai vế nhỏ hơn thì không được. Lễ này cũng là dịp để toàn bộ họ hàng đến dự.
HBĐT thực hiện
(HBĐT) - Quan niệm vũ trụ của người Mường đã được nhà nghiên cứu Mường nổi tiếng Nguyễn Từ Chi hệ thống thành ba tầng, bốn thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Mường Trời (Mường K,lơi) là nơi trú ngụ của Vua trời và các phò tá của Vua Trời. Tầng ở giữa là Mường Pưa (Mương Pưa), là thế giới của người sống, tập hợp lại thành các gia đình, thành xóm và thành mường. Tầng thứ ba có hai thế giới là Mường Pưa Tín (Mương Pưa Tín) ở dưới mặt đất và mường Vua Khú ( Mương Bua Khú) ở đáy nước. Thế giới bên dưới mặt đất không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh, mà là thế giới của những người tí hon, gia xúc cũng tí hon, có lối thông lên thế giới của người trên mặt đất. Thế giới của Vua Khú là vương quốc của bọn khú dưới quyền cai quản của Vua Khú.
(HBĐT) - Thiên nhiên, không gian văn hóa, vùng đất và con người Mai Châu từ lâu nay đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách. Mai Châu mang lại cảm nhận nhẹ nhàng, thư thái cho những ai lần đầu ghé thăm; cảm giác đậm đà, đắm thắm rồi nhớ nhung da diết cho những ai đã từng đến vùng đất, hòa đồng với con người nơi đây.
(HBĐT) - Khắp là một hình thức thể hiện các tác phẩm dân ca dân tộc Tày. Khi nghiên cứu các cuốn sách cổ viết về các bài khắp Tày cho thấy, quá trình phát triển ngôn ngữ của loại hình này dường như cũng tiến triển theo lịch sử tiến hóa của loài người.
(HBĐT) - Dân tộc Mông có điệu múa nổi tiếng nhất là múa khèn. Tài năng của người múa thể hiện ở chỗ họ vừa thổi khèn vừa múa. Điệu múa cho thấy sự khỏe mạnh, khéo léo của người múa. Họ có thể quay, lăn lộn, nằm, múa… mà vẫn không hề ngừng thổi những bài khèn làm say lòng người. Nhìn người múa khèn khéo léo trình diễn những điệu múa hết sức phức tạp, nhanh nhẹn như một diễn viên xiếc mà vẫn không rời chiếc khèn và bài khèn mới thấy sự tài năng của họ.
(HBĐT) - Giống như các loại hình văn hóa khác ở Hòa Bình, sau người Mường, người Thái chiếm một vai trò khá quan trọng. Thực tế này cũng thấy rõ trong nghệ thuật dân gian.
(HBĐT) - Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng có niên đại hàng vạn năm. Những hiện vật khảo cổ học đã cho thấy một loạt các hiện vật được tìm thấy một mặt có giá trị thựuc tiễn trong đời sống vật chất của người cổ đại, mặt khác cũng cho thấy quá trình phát triển từ đồ gia dụng đến nghệ thuật tạo hình. Từ việc nghè đẽo những vật giản đơn đến các đồ trang sức là cả một bước tiến vượt bậc, nó tạo ra các sản phẩm tạo hình như các bức tranh trên đá, các đồ điêu khắc.