Điệu múa nón truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày được sinh viên trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc trình diễn tại Nhà Văn hóa trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng. Ảnh: M.H

Điệu múa nón truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày được sinh viên trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc trình diễn tại Nhà Văn hóa trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng. Ảnh: M.H

(HBĐT) - Theo các tài liệu cổ viết bằng chữ Tày, trải qua hàng nghìn năm đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống cho mình, người Tày huyện Đà Bắc đã đúc rút được những kinh nghiệm quý giá, chẳng hạn như để dự báo thời tiết họ quan sát bầu trời về ban đêm: phá chi phận đạo chánh, phá chi lánh đạo chộm (Trời mưa sao tỏ, trời nắng sao mờ) hay: Cọp lếch nong, cọp tong lánh (Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa) hoặc: Phá lánh máu hộn, phá phận máu ọc (trời sắp mưa mối ra, trời nắng mối vào).

 

Trong quá trình canh tác, người nông dân tự rút ra cho mình quy trình sản xuất theo hiện tượng tự nhiên: Mạc túm xúc, đặm na, mạc sạ xúc nắm háy (mâm xôi chín cấy ruộng, quả gió chín trồng nương). Trong chăn nuôi,  người Tày luôn chú ý đến khâu giống và thức ăn: danh mia danh mé nai, danh khoai, lắm mé tốn (chọn vợ xem bà mẹ, chọn trâu ngắm con đầu đàn) hay: Cắt nhá nhung thậng cán nạ, cắt nhá kha thậng cán kè (ăn cỏ tận gốc, nhai cỏ cả cuộng). Đây chính là tiêu chuẩn chọn giống của người xưa.

 

Trong những câu nói hay (khoam chiên, chiển lang) được chắt lọc qua thời gian, dân tộc Tày ở Đà Bắc có  kinh nghiệm trong việc chọn thời vụ sản xuất: Xíp cọ đặm lá bàu sằm há cọ đặm cháu (Mười cây cấy muộn không bằng năm cây cấy sớm) hay: Đặm cháu xờ pà nhá cò pện đặm lá xờ buộc khoai bầu pện (cấy sớm vào đám cỏ cũng tốt, cấy muộn vào vũng trâu đằm không lên), để sắp xếp thời gian lao động: dạc kịn kháu hết háy thàng bạ, dạc kịn pạ hết chắng thàng báy (được mùa lúa làm nương tháng ba, muốn ăn cá làm chặng tháng bảy). Kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi và cách ứng xử của con người với sản phẩm, thành quả lao động của mình: Non cháu từn sại, kịn lại mi nói (ngủ sớm dậy muộn, ăn nhiều thì nghèo) hay: Dạc kịn nha nắng, dạc hắng nha non (muốn có ăn đừng ngồi rồi, muốn giàu ngủ ít)…

 

Về mối quan hệ giữa con người với nhau trong  gia đình và xã hội có rất nhiều câu lưu truyền đến nay vẫn  nguyên giá trị: Kịn phài ngằm, hắm phài danh (ăn rồi phải nghĩ, đẽo cây phải ngắm), Côn pục kèn đị lại, côn giải khoam côn hái (người gieo hạt người ngay, kẻ đặt lời kẻ xấu) hay: Pí nóng tí nạ, lung tạ tí càu (anh em nhiều chỉ, đằng ngoại nhiều nhánh) trong quan hệ anh em ruột thịt thường có câu: ống mư cò nặng, X.lặng mư có chín (lòng bàn tay cũng thịt, mu bàn tay là da), vì thế đứt chỗ nào cũng đau. Trong cộng đồng người Tày, những người lớn tuổi và có học thức được tôn trọng nhất: Pó bán mé mương (bố bản, mẹ mường) và các cụ cũng dạy con cháu: Khoam chiển lang bàu vang xịa đáy (lời người xưa chớ có bỏ qua).

 

Do khuôn khổ bài viết nên chưa đề cập đến nghệ thuật dùng từ, cách gieo vần rất chỉn chu, chau chuốt kỹ càng, phương pháp so sánh, ẩn dụ  thâm thúy của  người xưa.

 

Kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ của dân tộc Tày rất phong phú và đồ sộ đã được kiểm nghiệm, chắt lọc qua thời gian cho đến nay vẫn được xem là những kinh nghiệm quý giá, những lời khuyên răn bổ ích. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà nhân dân trong vùng chưa được tiếp cận. Mặt khác, tác giả dân gian chỉ ghi bằng chữ Tày cổ hoặc truyền miệng, việc sưu tầm, cập nhật và xuất bản hầu như chưa có gì.

 

 

 

                                                              Đức Chôm

                                (Trung tâm HTCĐ xã Trung Thành - Đà Bắc)

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục