Gốc cây thị khoảng 13 người ôm không xuể.
(HBĐT) - Qua thị trấn Mai Châu đến đầu xã Chiềng Châu, mỗi lần đi qua đây tôi đều chú ý đến một cây thị. Nhìn từ xa cây đứng sừng sững giữa đất, trời và chứng kiến bao thăng trầm của mảnh đất này. Nhiều người bảo cây thị là hồn của người Mai Châu. Dù đi đâu, những người sinh ra và lớn lên ở đây cũng nhớ về cây thị.
Dẫn chúng tôi ra thăm cây thị cổ ngay cạnh con đường từ thị trấn Mai Châu đi xã Chiềng Châu, cụ Lường Văn Xuân ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu (Mai Châu) vuốt lại quần áo cho phẳng, dáng điệu, cử chỉ của cụ cũng nghiêm trang hơn. Cụ bảo: Bất cứ người Thái nào ở Mai Châu cũng coi cây thị này như một tài sản vô giá. Ngày trước kể cả các vị quan lang đi qua đây đều phải xuống ngựa dắt qua. Từ xa, ai đi qua đường cũng nhìn thấy cây thị tán toả rộng, cành lá xum xuê, xanh tốt. Cây thị này có lẽ là chứng tích duy nhất của những cánh rừng già ở Mai Châu còn sót lại. Gốc cây to 12-13 người lớn ôm không xuể. Từng mảng rễ xù xì, gồ ghề hằn lên những thớ gỗ già đanh. U cục nổi lên quanh gốc cây. Giữa thân thị còn thủng lỗ chỗ những mảng lớn. ước chừng cây thị này cao khoảng 30 m. Ngay cả những cành trên ngọn cũng mốc meo nhuốm màu thời gian.
Cây thị xóm Mỏ đã có hàng nghìn năm chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của vùng đất này.
Nhìn lên cây thị già, chứng tích chiến tranh năm xưa vẫn còn đó, cụ Xuân nhớ lại: Tôi sinh ra đã thấy cây thị này rồi. Những năm chiến tranh giặc Pháp ném bom dữ dội lắm, những lúc máy bay địch thả pháo sáng, thì cả làng đều chạy đến ẩn nấp dưới gốc cây này. Những khi họp hội dân quân du kích, bày binh, bố trận để chiến đấu đều tập trung hết dưới gốc cây này. Nó chính là nhân chứng lịch sử trong hai cuộc chiến tranh của dân tộc, là vị cứu tinh cho người dân ở đây. Điều kỳ lạ là bao lần giặc đốt phá, tưởng cây thị sẽ chết nhưng rồi nó vẫn sống như thế cho đến ngày hôm nay.
Cây thị này có từ bao giờ, ngay cả những người già trong xóm Mỏ chẳng ai biết vì khi sinh ra đã có cây thị khổng lồ rồi. Bao nhiêu rừng đều bị tàn phá hết, riêng cây thị này chưa ai dám đụng dao đến. Cụ Xuân kể: Ngày xưa, giặc cờ đen (Tàu) tràn qua đây, chúng đã đi lùng khắp nơi để bắt các nghĩa quân. Bắt được ai là chúng xử trảm rồi mang thủ cấp về cây thị xóm Mỏ treo để thị uy. Chúng còn treo giải cao, hễ ai bắt được người nào mang đầu về đây là có thưởng hàng chục đồng bạc trắng. Mỗi khi người dân đi qua đây đều vô cùng căm phẫn trước tội ác dã man của lũ giặc. Ông Hà Công Tấc, Trưởng xóm Mỏ kể: Vào mùa thị chín, hương thị thơm ngào ngạt. Chẳng thế mà người Thái nơi đây mới gọi là cây co hương - có nghĩa là cây thơm. Cây thị như là linh hồn của người Mai Châu vậy.
Việt Lâm
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ rượu cần đã có trong đời sống của người Mường Hoà Bình. Đây là một nét văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp cưới hỏi, lễ, tết... Trong bộn bề cuộc sống hiện đại, rượu cần đang dần được đánh thức.
(HBĐT) - Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường.
(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trren sông Đà tại thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía tây (cách thành phố Hòa Bình 2 km về phía tây bắc).
(HBĐT) - Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới đó mà đã 65 năm, kể từ ngày chỉ huy mặt trận miền Tây, Tư lệnh chiến khu là thiếu tướng Hoàng Sâm và phái viên Chính phủ (cố vấn) Lê Hiếu Mai dẫn đầu các đoàn quân lên Hòa Bình, Mộc Châu (Sơn La), Sầm Nưa, Hủa Phăn nước bạn Lào… giữ yên biên giới Việt - Lào và Việt - Trung, một vùng Tây Bắc rộng lớn của nước ta.
(HBĐT) - Sau chiến thắng Biên giới (23/10/1950), ta chủ động chuyển sang tiến công địch trên khắp các chiến trường, quyền chủ động về chiến lược của địch trên chiến trường Bắc Bộ đã mất. Tuy lực lượng của địch trên chiến trường Đông Dương còn đông (gần 25 vạn tên) nhưng không đủ để làm nhiệm vụ chiếm đóng và cơ động. Để gỡ thế bí, địch phải điều chỉnh lại thế trận, rút 29 vị trí ở hữu ngạn sông Hồng, trong đó có hàng loạt vị trí ở Hòa Bình về phòng thủ đồng bằng Bắc bộ. Ngày 8/11/1950, địch rút chạy khỏi Hòa Bình, “Bức tường thép bên sông Đà” bị sụp đổ, Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất.
(HBĐT) - Cuối tháng 1/1945, để phong trào cách mạng ở Hoà Bình tiến lên, T.ư Đảng thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh gồm 2 đồng chí: Vũ Thơ và Vũ Đình Bản, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư Ban Cán sự Đảng. Tháng 5/1945, đồng chí Vũ Thơ thay mặt Ban Cán sự Đảng kết nạp 3 đảng viên: Nguyễn Đình Khanh, Phùng Thị Hán, Đỗ Văn Phạn, lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở thị xã Hoà Bình, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư chi bộ.