Được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 1995.
(HBĐT) - Hang Muối nằm trong núi đá Ba Bến thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 29km theo quốc lộ số 6 ngay thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và rộng rãi, cửa rộng 27m; sâu 11m; cao 13m. Cửa hang quay theo hướng Đông nam thoáng mát về mùa hè và tránh được những cơn gió lạnh thấu xương về mùa Đông.
Nền hang lồi lõm do quá trình thám sát khai quật. Nền hang cao hơn mặt ruộng khoảng 2m. Giữa hang có một tảng đá khá lớn, các nhà khoa học nhận định rằng có thể tảng đá này rơi xuống trước khi người nguyên thuỷ đến đây cư trú.
Tháng 9/1963, đội khai quật của Vụ Bảo tồn - Bảo tàng thuộc Bộ Văn hoá đã tiến hành khai quật đợt 1, tháng 6 và 7 năm 1965, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật lần thứ 2 phần còn lại của di tích hang Muối vực chưa được nghiên cứu của các lần trước đây, nhằm bổ sung hiện vật cho công tác nghiên cứu và trưng bày trong cuộc chỉnh lý tiến hành vào năm 1966. Đây là một trong những cuộc khai quật đầu tiên có quy mô tương đối lớn của ngành khảo cổ học nước ta về Văn hoá Hoà Bình từ sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Quá trình thám sát, khai quật, nghiên cứu hang Muối, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy sự cấu tạo của tầng văn hoá rất dầy (đến 1,70m); phát hiện thấy hai hố đất mùn (hố rác) bếp nguyên thuỷ và một số hiện vật rất lớn (hơn 900 hiện vật); và 2 mộ táng, điều đó chứng tỏ rằng đây là một di chỉ cư trú của người nguyên thuỷ.
Kết quả cuộc khai quật xác định di tích hang Muối thuộc nền Văn hoá Hoà Bình có niên đại từ 10.000 đến 7.000 năm cách ngày nay.
Di vật thu được ở hang Muối khá phong phú, gồm nhiều loại hình khác nhau như: Công cụ ghè đập; Công cụ chặt thô; Rìu ngắn; Rìu dài; Rìu mài lưỡi; Công cụ hình đĩa; Công cụ hình hạnh nhân; Công cụ nạo nhỏ; Công cụ chày; Bàn nghiền; Công cụ cắt khía; Hòn ghè; Hạch đá; Công cụ mũi nhọn; Mảnh tước; Hòn cuội nguyên và phế liệu; Công cụ xương; Mộ táng; Bếp...
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thực hiện Đề tài khoa học “Điều tra văn hóa phi vật thể dân tộc Tày huyện Đà Bắc”. Kết quả đã thu thập được rất nhiều tư liệu về văn hóa dân gian truyền thống của nhóm người Tày ở huyện Đà Bắc. HBĐT xin giới thiệu bài viết từ Trang thông tin điện tử của Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình giới thiệu về một số nét văn hóa tiêu biểu của người dân tộc Tày huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa cồng chiêng Mường tổ chức tại Hòa Bình trong dịp tỉnh tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và nghệ nhân đã tham dự với những tham luận và đề xuất với các cơ quan chuyên ngành quản lý Văn hóa Du lịch lịch sử, giá trị văn hóa cồng chiêng của người Mường nhằm phát huy di sản quý báu này của dân tộc Mường – một trong số những dân tộc cổ truyền và chiếm số lượng lớn ở nước ta. Báo HBĐT xin giới thiệu bài viết của tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á.
(HBĐT) - Dù đã trải qua 37 năm nhưng thắng lợi và những đóng góp to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là những trang sử hào hùng. Bởi vậy, góp nhặt những hiện vật ghi dấu chiến công là việc làm cần thiết mà Bảo tàng tỉnh đã và đang duy trì để khi có điều kiện sẽ trưng bày, giới thiệu nhằm tuyên truyền về truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ rượu cần đã có trong đời sống của người Mường Hoà Bình. Đây là một nét văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp cưới hỏi, lễ, tết... Trong bộn bề cuộc sống hiện đại, rượu cần đang dần được đánh thức.
(HBĐT) - Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường.
(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trren sông Đà tại thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía tây (cách thành phố Hòa Bình 2 km về phía tây bắc).