Di tích ghi dấu chiến công diệt xe tăng của anh hùng Cù Chính Lan nằm ở dốc Giang Mỗ cạnh đ¬ường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993.
HBĐT) - Di tích ghi dấu chiến công diệt xe tăng của anh hùng Cù Chính Lan nằm ở dốc Giang Mỗ cạnh đường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Chiến công diệt xe tăng địch của anh hùng Cù Chính Lan tại Giang Mỗ được gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong chiến dịch Hoà Bình năm 1951-1952.
Từ trung tâm thành phố Hoà Bình theo đường quốc lộ số 6 về phía Tây khoảng 5km đến chân dốc Cun từ đây rẽ phải theo đường Tây Tiến khoảng 6km là tới di tích.
Tháng 11 năm 1951 thực dân Pháp mở rộng cuộc tấn công ra vùng tự do của ta ở Hoà Bình âm mưu nối lại “Hành lang Đông - Tây” nhằm cắt đứt liên lạc của ta giữa Việt Bắc và khu 3, khu 4 để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính.
Ở Hoà Bình chúng thực hiện âm mưu thành lập “Xứ Mường tự trị" để phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó Trung ương Đảng chỉ thị đánh địch trên cả hai mặt trận là Hoà Bình và sau lưng địch là vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Ngày 24/11/1951 Tổng quân Uỷ quyết định mở chiến dịch Hoà Bình sử dụng ba Đại đoàn 306, 312, 304 vây hãm và tiêu diệt quân cơ giới ở mặt trận Hoà Bình. Hai đại đoàn 320, 316 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân phá "bình định" phát triển chiến tranh ở vùng sau lưng địch.
Trong trận Giang Mỗ lần thứ nhất: Ngày 7/12/1951 khi bố trí trận địa bị lộ, địch bắn dữ dội, trên ra lệnh tạm thời rút lui. Anh dũng cảm đi sau cùng dùng súng máy bắn kìm chế địch cho đơn vị rút, rồi quay lại tìm anh em bị thương đưa được 3 đồng chí về đơn vị an toàn.
Trận Giang Mỗ lần thứ hai: Ngày 13/12/1951 địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn 1 đại đội địch, lúc chuẩn bị rút thì xe tăng địch tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan xông lên, anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò, nhưng không may tiểu liên bị hóc, chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lưu đạn đến cho mình rồi lại nhanh nhẹn nhẩy lên xe, giật nắp quăng lừu đạn vào trong xe, giặc nhặt lưu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng chuyển hướng. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để xe chạy thoát Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái, lựu đạn nổ những tên giặc trong xe chết đè lên nhau, chiếc xe dừng lại tại chỗ trận đánh kết thúc thắng lợi.
Xác chiếc xe tăng hiện vật chính của di tích nằm ở giữa khu đất có kè đá xung quanh, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Mỹ: “B2885498USA”.
Trong trận chiến thắng oanh liệt tại dốc Giang Mỗ với tinh thần anh dũng tuyệt vời anh hùng Cù Chính Lan và các chiến sĩ tiểu đoàn 353 trung đoàn 66 đã diệt xe tăng của bọn xâm lược pháp do đế quốc Mỹ trang bị. Mở đầu phong trào đánh xe tăng phương tiện chiến đấu hiện đại của địch bằng vũ khí thông thường.
Sáu đó ít ngày, ngày 29/12/1951 tham gia trận đánh ác liệt trên đường 6 đoạn Lương Sơn - Hòa Bình. Mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh hùng Cù Chính Lan vẫn không rời trận địa chỉ huy tiểu đội liên tiếp phá 5 hàng rào dây thép gai vào lô cốt địch. Khi đồn địch đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn cũng là lúc đồng chí chút hơi thở cuối cùng. Trên tấm bia liệt sĩ Cù Chính Lan đặt ở nghĩa trang liệt sỹ thành phố Hoà Bình được xây cất rất chu đáo, khang trang giữa trán bia có một ngôi sao vàng năm cánh, vành ngoài bia ốp gạch màu nâu nhạt. Mặt trước bia trân trọng ghi dòng chữ màu trắng: “Liệt sĩ Cù Chính Lan anh hùng quân đội”.
Huân chương chiến công hạng nhì.
Huân chương quân công hạng ba.
Huân chương quân công hạng nhì.
Huân chương kháng chiến hạng nhất.
Huân chương kháng chiến hạng ba.
Hy sinh ngày 29/12/1951 trong trận đồn Gô Tô chiến dịch Hoà Bình.
Cù Chính Lan là một hình ảnh sáng ngời của người chiến sĩ thi đua Ái Quốc đã biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong mọi hoạt động của đời mình.
Di tích là một tượng đài chiến thắng phản ánh trình độ tác chiến, tài tình trong chiến đấu, nghệ thuật tổ chức, nghệ thuật chiến dịch, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược đối với chiến dịch của quân đội ta và nhân dân ta chống lại bọn xâm lược.
Chiến công diệt xe tăng của anh hùng Cù Chính Lan, góp phần làm tăng thêm tự hào về quê hương Hoà Bình trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng trong chiến đấu cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Hang Chùa còn có tên là: Văn Quang Động, Chùa Hang là tên th¬ường gọi của ngôi chùa được xây dựng trong động Văn Quang, xưa kia chùa có tên chữ là: Thanh Lam Tự. Di tích Chùa Hang và Hang Chùa cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 85 km về phía Nam, cách thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thuỷ khoảng 5 km, cách thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình khoảng 13 km.
(HBĐT) - Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thực hiện Đề tài khoa học “Điều tra văn hóa phi vật thể dân tộc Tày huyện Đà Bắc”. Kết quả đã thu thập được rất nhiều tư liệu về văn hóa dân gian truyền thống của nhóm người Tày ở huyện Đà Bắc. HBĐT xin giới thiệu bài viết từ Trang thông tin điện tử của Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình giới thiệu về một số nét văn hóa tiêu biểu của người dân tộc Tày huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa cồng chiêng Mường tổ chức tại Hòa Bình trong dịp tỉnh tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và nghệ nhân đã tham dự với những tham luận và đề xuất với các cơ quan chuyên ngành quản lý Văn hóa Du lịch lịch sử, giá trị văn hóa cồng chiêng của người Mường nhằm phát huy di sản quý báu này của dân tộc Mường – một trong số những dân tộc cổ truyền và chiếm số lượng lớn ở nước ta. Báo HBĐT xin giới thiệu bài viết của tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á.
(HBĐT) - Dù đã trải qua 37 năm nhưng thắng lợi và những đóng góp to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là những trang sử hào hùng. Bởi vậy, góp nhặt những hiện vật ghi dấu chiến công là việc làm cần thiết mà Bảo tàng tỉnh đã và đang duy trì để khi có điều kiện sẽ trưng bày, giới thiệu nhằm tuyên truyền về truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.
(HBĐT) - Không biết từ bao giờ rượu cần đã có trong đời sống của người Mường Hoà Bình. Đây là một nét văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp cưới hỏi, lễ, tết... Trong bộn bề cuộc sống hiện đại, rượu cần đang dần được đánh thức.
(HBĐT) - Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường.