Chánh quan Lang Quách Vị ở cung đình Huế (người đứng giữa)
(HBĐT) - Xứ Mường Hòa Bình xưa, cùng với 4 mường: Bi, Vang, Thàng, Động là các dòng họ lớn: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng nối đời làm Lang cai quản. Đối với từng dòng họ thì con trai trưởng làm Lang Cả, con trai thứ làm Lang em chia nhau đi Ăn Lang (cai quản) từng vùng. Toàn tỉnh có một hội đồng Quan Lang gồm 12 thành viên. Trong đó đứng đầu là Chánh Quan Lang mà quyền thế như ông vua một vùng.
Chánh quan Lang Quách vị được vua Bảo Đại ban cho mũ cánh chuồn thay vào đôi tai mà ông không có
Vùng đất Mường Vang, Mường Vó nằm gọn trong một thung lũng rộng lớn, với diện tích lúa nước lên đến hàng ngàn ha, thuộc 7 xã: Miền Đồi, Quý Hòa, Tuân Đạo, Tân Lập, Mỹ Thành, Văn Nghĩa và Nhân Nghĩa của huyện Lạc Sơn ngày nay. Các cụ già ở vùng này vẫn thường ngâm nga cho con, cháu nghe bài thơ cổ ca ngợi cảnh đẹp của vùng Mường Vang:
Về Mường Vang hôm nay, chưa chắc bạn đã hình dung ra sự trù phú khi xưa của nó. Nhưng tiếp xúc với gia đình quan lang cũ ở đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về uy quyền và sự thịnh vượng của Lang Cun Mường.
Khi xưa, cai quản vùng đất trù phú, nên thơ này là dòng lang họ Quách mà dinh thự đặt tại trung tâm xã Tân Lập để thay nhau ăn lang ở vùng Chiềng Vang. Không biết là đời thứ bao nhiêu, nhưng vào một ngày lành, tháng tốt, mưa thuận, gió hòa của năm 1883, bà Chu – vợ lang Cun (Lang to) Quách Tiết sinh ra người con trai và đặt tên là Quách Vị. Quách Vị ngay từ lúc ra đời đã có khuôn mặt rất đẹp nhưng lại không có cả hai vành tai. Càng lớn, Quách Vị càng khôi ngô, thông minh và cao lớn hơn người.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình dòng dõi quan lang, Quách Vị được nuôi dưỡng chu đáo và được ăn học cẩn thận. Xác định bổn phận sau này thay cha làm Lang Cả cai quản thần dân nên Quách Vị càng cố gắng học tập và rèn luyện, tiếp cận vị thế tương lai của mình. Năm 1903, khi mới 20 tuổi, Quách Vị được bổ làm Thông sự Tri Châu Lạc Sơn nên càng có điều kiện, giao lưu, tiếp kiến với người Pháp và các quan lang trong vùng. Với những cố gắng của mình, 5 năm sau, mới 25 tuổi, Quách Vị được thăng làm Phó Tri châu, rồi Tri châu Lạc Sơn.
Đêm mồng 2, rạng sáng mồng 3/8/1909, từ hang Can (thuộc xã Độc Lập ngày nay), Tổng Kiêm và Đốc Bang dấy quân khởi nghĩa đánh chiếm tỉnh lỵ Hòa Bình. Sau khi đánh vào tỉnh lỵ, tiêu diệt được một số quan, quân Pháp, thu được không ít vũ khí và lương thực, nghĩa quân theo sông Đà rút về đồn trú ở vùng núi Viêm Nam để phục binh đánh Pháp lâu dài. Trước tình hình trên, Quách Vị được lệnh mang quân Sơn dõng của Châu Lạc Sơn ra bảo vệ tỉnh lỵ và truy kích quân khởi nghĩa. Mãi tới cuối năm 1910, do lực lượng không cân sức, quân khởi nghĩa thất bại, lãnh tụ của họ bị bắt và đày ra Côn Đảo, chấm dứt cuộc khởi nghĩa yêu nước của Tổng Kiêm, Đốc Bang.
Do chiến công này, Quách Vị được người Pháp chú ý nhưng còn phụ thuộc vào Hội đồng Quan Lang cấp tỉnh, nên ông tiếp tục về làm Quan Tri châu Lạc Sơn. Cho đến 1920, nghĩa là 10 năm sau, khi đã “cứng cáp”, Quách Vị mới được bầu vào Hội đồng Quan lang gồm 12 người. Hội đồng Quan lang lại bầu ra 6 vị từ Chánh quan lang và 5 chức sắc tiếp theo. Trong 6 người ấy, Quách Vị được bầu là quan Án sát. Đến năm 1925, Quách Vị trúng liền 2 khóa làm Chánh Quan Lang tỉnh Mường – tương đương với quan Tuần phủ người Kinh.
Ông Quách Vị có bốn người vợ, trong đó có 2 vợ thuộc dòng dõi nhà Lang. Đinh Thị Yên – vợ cả đẻ được con trai Quách Hàm.Vợ hai là Quách Thị Yềm, người Mường Vang lại không biết sinh con; người vợ thứ Ba, thứ Tư là Bùi Thị Mếu và Bùi Thị Bì không thuộc dòng dõi nhà Lang nên phải chịu gọi là “vợ nuôi”. Cả 4 bà vợ đều ở quê nên Quách Vị ở trên tỉnh có một mình. Ngay từ khi còn làm quan Án sát, Quách Vị đã làm giấy nhận một người con gái của vợ chồng người hầu bếp làm con và đổi sang họ Quách.
Năm 1932, khi được vua Bảo Đại vời vào kinh đô Huế yết kiến, Chánh quan lang Quách Vị đã đưa người con gái nuôi xinh đẹp cùng đi. Trong lần ấy, Quách Vị được vua ban cho một bộ cẩm bào và mũ cánh chuồn thay cho đôi tai thật mà Quách Vị không có. Sau, người con gái nuôi này chính là hoa hậu sứ Mường vào các năm 1932 - 1933. Và rồi trở thành con dâu ngoài ý muốn của Quách Vị. (sẽ đề cập ở phần sau)
Dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, ở miền núi Hòa Bình, tuy đã có Hội đồng Quan Lang do Chánh Quan Lang đồng thời là quan Tuần phủ người Mường đứng đầu tỉnh, nhưng toàn quyền lại do Quan Công sứ người Pháp quyết định. Bên cạnh quan Công sứ thì Phó Công sứ cũng là người Pháp. Vào năm 1934, Công sứ Tuyxtơ, hết nhiệm kỳ được triệu về nước, Moóclơva được bổ nhiệm là Công sứ mới cai quản tỉnh Mường Hòa Bình. Trong buổi “Tống cựu, nghinh tân”, thấy Chánh Quan lang Quách Vị thể hiện sự lưu luyến với cựu Công sứ mà không mấy đậm đà với tân Công sứ, nên Moóclơva đã buột miệng mắng ông là “Đồ con lợn”.
Đối với người phương Tây, đó không phải là câu nói xúc phạm. Nhưng đối với một Chánh Quan Lang người Mường thì quả là quá xúc phạm. Nhất là đối với người dân tộc Mường, vốn lại không phân biệt mắng, chửi như người Kinh. Nghĩa là nếu đụng chạm đến nhau, đối với họ đều là chửi. Chính thế, Quách Vị nổi đóa và văng tục trước mặt Công sứ Moóclơva: “Tao đút C vào làm nữa”, rồi sai thuộc hạ bốc đồ đạc trở về Mường Vang. Nhìn nhận sự việc trên không phải để thấy vị Lang không tai kia nóng tính, bảo thủ của tính cách bản địa. Con người bộc trực ấy từ chức quan, vào rừng ở cho đến cuối đời. Để rồi thế hệ con cái sau đó có điều kiện tham gia kháng chiến.
Hệ thống Lang đạo bề thế, chặt chẽ từ ngàn xưa được sinh dưỡng, ủ ấp trong miền núi rừng Hòa Bình với những quy tắc bền chặt của “Đất có Lang, làng có phép”. Trong kho tàng dân gian truyền miệng của người Mường còn lưu:
Sử sách có ghi nhận công lao đóng góp của tầng lớp Lang đạo trong việc giữ yên bờ cõi ở những vùng phên giậu của đất nước. Đặc biệt các nhà Lang dòng họ Đinh, Quách, Bạch, Hà của Hòa Bình tuyệt đối trung thành với Nhà Lê. Chính vì thế mà đến thời Gia Long và Minh Mạng đã không mấy cảm tình với các quan Lang người Mường, nên đã có một thời tước dần quyền cai trị tỉnh Mường của các thổ lang bản địa. Nhưng sau thấy không ổn, lại phải phục quyền cho họ. Trong tờ trình số 481 ngày 20/01/1904 của Viện Cơ mật có đoạn: “ Triều đình chưa ban bố một luật lệ nào làm ảnh hưởng đến quyền hành chính hay tư pháp của các quan lang”. Rồi Viện Cơ mật kết luận: “Những vấn đề này, Nhà Vua vẫn để cho các quan lang đưa vào lệ cổ của dân tộc ít người đó”.
Xuất phát từ thực tế như trên, Hội đồng Quan lang lại do toàn thể các lang bầu. Và Chánh quan lang lại do Hội đồng quan lang bầu ra. Tiếng nói của họ đặc biệt có uy tín đối với dân chúng người Mường. Vắng Chánh quan lang, công việc hàng tỉnh gặp không ít khó khăn, nên nhiều lần quan Công sứ Moóclơva cho Thông phán cầm thư vào mời Quách Vị trở lại nhiệm sở nhưng ông đã cương quyết từ chối.
Từ quan về ở ẩn trong rừng, ông Quách Vị được gia tộc và dân Mường Vang gọi là Lang Đá (Lang Ông). Không ai dám gọi tên thật của ông, vì con trai ông đã làm quan Tri châu rồi. Câu chuyện về gia tộc ông Lang không tai còn tiếp diễn ở đời sau.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Năm 1993, tại một cuộc hội thảo về văn hóa các dân tộc miền núi, bản tham luận về nghệ thuật múa Mường mang tên “Tìm về một nền nghệ thuật bị lãng quên” của Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Bùi Chí Thanh đã gây được sự chú ý đặc biệt đối với nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Bắc.
(HBĐT) - Ngày nay, công nghệ số phát triển bùng nổ đã và đang đẩy lùi những điệu khèn Mông dần vào trong lãng quên. Trong khi nhiều chàng trai Mông đã chuyển sang tỏ tình bằng nhạc chuông điện thoại di động thì ở bản vùng cao Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) vẫn còn sót lại ông già mà tình yêu với khèn Mông của ông chưa bao giờ nguội tắt.
(HBĐT) - “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hoá Mường”.
(HBĐT) - Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) là một trong 4 mường lớn của Hòa Bình xưa (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Thầy mo Bùi Văn Lựng (ở xóm Lầm, xã Phong Phú) đã trở thành “bảo bối sống của xứ Mường”, ông thuộc làu sử thi “Đẻ đất đẻ nước” nổi tiếng dài hơn 50.000 câu thơ, diễn xướng theo nghi lễ cổ truyền, với túi bùa, cái chuông nhỏ, con dao… đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.
Món cơm nếp đồ truyền thống của người Mường
(HBĐT) - Món cơm nếp đồ, tiếng Mường gọi là “cơm đếp” hoặc “cơm rếp” theo cách phát âm của từng vùng. Trong:
(HBĐT) - Mo Mường là bộ sử thi rất đồ sộ của người Mường. Một số nhà nghiên cứu sưu tầm đã bỏ công tập hợp lại các bài mo vốn chỉ được truyền khẩu qua các ông mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, là những vùng có người Mường sinh sống đông nhất.