Hoa Ban dọc đường lên Tây Bắc mùa xuân.
(HBĐT) - Từ Hà Nội, ngược Quốc lộ 6, bạn chỉ mất hơn hai giờ đồng hồ chạy xe là đã có mặt ở Hòa Bình. Vượt qua con dốc Cun, đâu đó trên sườn núi, ven đường đã thấy xuất hiện những cây lác đác trổ hoa. Cứ vào độ Tết đến, xuân về, cả một vùng Tây Bắc rộng lớn sẽ rực rỡ sắc màu không chỉ có hoa đào, hoa mai….. Hoa ban xuất hiện như một cô sơn nữ, vừa gần, vừa xa rực rỡ mà khiêm nhường.
Đêm về, bạn không nên tìm khách sạn hay một nhà nghỉ nào đó để trú chân. Hãy mạnh dạn bước vào các bản, ghé ngôi nhà sàn nào đó. Người dân tộc thiểu số nơi đây không chỉ cho bạn cơm ăn, nước uống, chỗ ngủ, họ còn cho bạn biết và hiểu thêm về cả một kho tàng văn học dân gian của họ
Câu chuyện tình như thực, như mơ, huyền ảo về hoa ban của người Thái chẳng hạn. Chuyện kể thế này: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thì khéo tay dệt vải lại vừa có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai. Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo Mường, vốn là một thanh niên lười nhác lại có tật gù lưng
Trong bước đường cùng, nàng Ban trốn gia đình chạy sang bản của Khum cầu cứu, nhưng tiếc thay, Khum lại đang cùng cha đi sang bản khác có việc. Nàng bèn lấy chiếc khăn Piêu của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người yêu, rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ở xa nào có hay biết. Cuối cùng, nàng kiệt sức, nàng gục ngã sau khi vượt qua những dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống, sau đó mọc lên một cây hoa mang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp những cánh rừng Tây Bắc. Người ta đặt tên cho loài hoa ấy là hoa ban.
Chàng Khum khi về đến nhà, bắt gặp chiếc khăn Piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, linh tính mách bảo có chuyện chẳng lành, bèn vội đi tìm. Chàng đi mãi, hết nương này, qua núi khác, cuối cùng chàng cũng kiệt sức, ngã xuống. Sau cái chết, chàng hóa thành con chim sống lẻ loi trong rừng và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu thiết tha năm nào
Trong cái lạnh đầu đông, chúng tôi có chuyến phượt lên vùng Tây Bắc, không phải là lần đầu phượt lên những cung đường, bản làng nơi đây, nhưng mỗi lần đến, thời khắc ghi lại vẫn cứ nồng nàn, mới lạ…
(HBĐT tổng hợp)
(HBĐT) - Sáng sớm, bản Mường Chậm hiện lên như một bức tranh núi rừng, đẹp và êm đềm. Dưới thung lũng, sương mù ken đặc trên những ngọn cây cùng với khói bếp lan man một màu bình yên, ấm cúng.
(HBĐT) - Năm 1993, tại một cuộc hội thảo về văn hóa các dân tộc miền núi, bản tham luận về nghệ thuật múa Mường mang tên “Tìm về một nền nghệ thuật bị lãng quên” của Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Bùi Chí Thanh đã gây được sự chú ý đặc biệt đối với nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Tây Bắc.
(HBĐT) - Ngày nay, công nghệ số phát triển bùng nổ đã và đang đẩy lùi những điệu khèn Mông dần vào trong lãng quên. Trong khi nhiều chàng trai Mông đã chuyển sang tỏ tình bằng nhạc chuông điện thoại di động thì ở bản vùng cao Xà Lĩnh, xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) vẫn còn sót lại ông già mà tình yêu với khèn Mông của ông chưa bao giờ nguội tắt.
(HBĐT) - “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hoá Mường”.
(HBĐT) - Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) là một trong 4 mường lớn của Hòa Bình xưa (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Thầy mo Bùi Văn Lựng (ở xóm Lầm, xã Phong Phú) đã trở thành “bảo bối sống của xứ Mường”, ông thuộc làu sử thi “Đẻ đất đẻ nước” nổi tiếng dài hơn 50.000 câu thơ, diễn xướng theo nghi lễ cổ truyền, với túi bùa, cái chuông nhỏ, con dao… đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.
Món cơm nếp đồ truyền thống của người Mường
(HBĐT) - Món cơm nếp đồ, tiếng Mường gọi là “cơm đếp” hoặc “cơm rếp” theo cách phát âm của từng vùng. Trong: