Tết cổ truyền của dân tộc Mường.

Tết cổ truyền của dân tộc Mường.

(HBĐT) - Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những phong tục riêng để đón Tết cổ truyền. Về trình tự và phong tục, Tết của người Mường là gần với Tết của người Kinh nhất với phong tục đặc sắc là hát sắc bùa.


Tết của dân tộc Mường


Dân tộc Mường hiện có khoảng gần một triệu người, cư trú chủ yếu ở Hòa Bình, Hà Tây, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa; trong đó nhiều nhất là ở Thanh Hóa (trên 22 vạn người). Họ sống trong các thung lũng được khép kín bởi những triền núi đá vôi bao quanh. Mường Bi (Hòa Bình) là một trong những Mường cổ nhất.


Về trình tự và phong tục, có lẽ Tết của người Mường là gần với Tết của người Kinh nhất. Có một phong tục đặc sắc mà họ còn lưu giữ được là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới. Ngày mùng Một, mùng Hai, trẻ con Mường dắt nhau đi hàng đàn, đánh cồng rộn ràng, miệng hát sắc bùa. Đi qua nhà nào thì nhà đấy mở cửa cho trẻ ít tiền hoặc bánh.


Đi chơi ngày Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Phụ nữ Mường Bi, Mường Chậm (Hòa Bình) mặc váy đen, áo trắng ngắn, cạp váy to dệt hoa văn trang nhã, đầu quấn khăn màu trắng, áo trắng phủ ra ngoài che một phần cạp váy, lấp ló chiếc yếm dệt hoa văn bên trong.


Phụ nữ Mường (Thanh Hóa) trang phục gồm khăn chàm thẫm, thêu hoa, áo cánh đủ màu với hai gam chính là xanh nhạt và vàng nhạt và cạp váy thường quấn ra ngoài áo...

Tết của dân tộc Nùng


Người Nùng sống xen kẽ với người Tày, ngoài ra họ cũng rải rác ở một số tỉnh khác, như Bắc Giang... Hiện nay dân số Nùng vào khoảng gần 900.000 người. Người Nùng có nhiều nhóm, nhưng nhìn chung những nhóm cư trú xen kẽ người Tày thì phong tục Tết khá gần gũi với người Tày.


Một thứ không thể thiếu được trong mâm lễ cúng tổ tiên đêm 30 cũng như trong bữa cơm Tết của người Nùng là món thịt gà sống thiến. Con gà này phải nuôi riêng từ trước Tết vài tháng, cho ăn toàn thóc. Sáng mùng Một, người con rể phải đi lễ bố mẹ vợ một đôi gà sống thiến. Hai món nữa không thể thiếu đối với Tết dân tộc Nùng là bánh khảo, xôi ngũ màu (vàng, trắng, hai sắc của đỏ gấc, đen).


Từ ngày 28 và 29, người Nùng đã nghỉ ngơi, vệ sinh nhà cửa, cọ rửa đồ nông cụ, dán giấy đỏ cúng hồn các vật dụng lao động; trước cửa treo câu đối Tết viết bằng chữ Nôm Nùng... Tối 30, mọi người trong làng chơi tập trung ở một số nhà, sau đó đến khuya thì về đón giao thừa. Sáng mùng 1, họ có tục mừng tiền cho các thành viên trong gia đình và cho trẻ con các nhà hàng xóm, bạn bè.


Các trò chơi phổ biến trong ngày Tết của người Nùng là ném còn, đá cầu, hát đối nam nữ, đánh võ cổ truyền, đánh gậy; trẻ con thì chơi quay, múa sư tử...


Tết của dân tộc Tày


Dân tộc Tày hiện có gần 1,5 triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh.

Tết của dân tộc Tày bắt đầu vào 30 và kết thúc (lễ tạ tổ tiên) vào khoảng sáng mùng Ba. Mùng Bảy, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức. Đến ngày 15, họ ăn Tết lại, gần giống như ăn rằm tháng Giêng của người Kinh, nhưng người Tày thì gọi là ăn Tết lại.

Ngày 27 hay 28, các gia đình đã thịt lợn, gói bánh chưng... Bàn thờ được lau chùi, người ta buộc bốn cây mía vào bốn góc chân bàn thờ, quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống. Tối 30, vừa tiếp khách đến chơi, phụ nữ trong nhà vừa làm bỏng, chè lam, bánh khảo.

Khác với người Thái, người Tày kiêng sáng mùng Một có người không mời mà vào nhà. Họ chọn mời người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, kị nhất là người có tang... Đàn ông Tày mùng Một chơi cha (tức bố mẹ vợ), mùng ba chơi thầy (thầy cúng).


Một số trò chơi cũng được phát động trong Tết mà phổ biến nhất là tung còn. Ra xuân, người Tày còn có hội lồng tồng (xuống đồng).


Vào dịp Tết, người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất đi chơi. Màu sắc áo Tày khá trầm. Phụ nữ mặc áo dài màu chàm 5 thân, một thân ngắn, bốn thân dài, ống tay hẹp, thắt lưng cũng màu chàm bỏ mối ra phía sau lưng, đầu đội khăn vuông chàm, trong có vải quấn tóc màu đen hoặc chàm, chân đi hài thêu mũi cong hình mỏ gà.

 

 (Còn nữa)

 

                                                                             HBĐT tổng hợp

 

 

 

Các tin khác

Chiếc khăn duyên- một phần không thể thiếu với người phụ nữ Mường truyền thống.
Bản Mường Chậm hôm nay.
Nghệ sĩ Ưu tú Bùi Chí Thanh
Ông Sùng A Màng say sưa với chiếc khèn Mông.

Độc đáo ẩm thực đất Mường

(HBĐT) - “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hoá Mường”.

Túi bùa thiêng của dòng họ Bùi ở Mường Bi

(HBĐT) - Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) là một trong 4 mường lớn của Hòa Bình xưa (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Thầy mo Bùi Văn Lựng (ở xóm Lầm, xã Phong Phú) đã trở thành “bảo bối sống của xứ Mường”, ông thuộc làu sử thi “Đẻ đất đẻ nước” nổi tiếng dài hơn 50.000 câu thơ, diễn xướng theo nghi lễ cổ truyền, với túi bùa, cái chuông nhỏ, con dao… đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.

Món cơm nếp đồ truyền thống của người Mường

(HBĐT) - Món cơm nếp đồ, tiếng Mường gọi là “cơm đếp” hoặc “cơm rếp” theo cách phát âm của từng vùng. Trong:

Sự tích vải vóc trong sử thi mo Mường

(HBĐT) - Mo Mường là bộ sử thi rất đồ sộ của người Mường. Một số nhà nghiên cứu sưu tầm đã bỏ công tập hợp lại các bài mo vốn chỉ được truyền khẩu qua các ông mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, là những vùng có người Mường sinh sống đông nhất.

Quan niệm về kinh nghiệm lao động sản xuất trong tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ... dân tộc Tày, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Theo các tài liệu cổ viết bằng chữ Tày, trải qua hàng nghìn năm đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống cho mình, người Tày huyện Đà Bắc đã đúc rút được những kinh nghiệm quý giá, chẳng hạn như để dự báo thời tiết họ quan sát bầu trời về ban đêm: phá chi phận đạo chánh, phá chi lánh đạo chộm (Trời mưa sao tỏ, trời nắng sao mờ) hay: Cọp lếch nong, cọp tong lánh (Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa) hoặc: Phá lánh máu hộn, phá phận máu ọc (trời sắp mưa mối ra, trời nắng mối vào).

Đình Xàm- Di sản văn hoá quý hiếm trong đất Mường cổ

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có ít di tích loại Đình, Đền, Miếu - Đình Xàm xã Phú Lai, huyện Yên Thủy thờ thành hoàng là người bản địa, còn lưu giữ được 11 bản sắc phong (sớm nhất cuối thế kỷ XVIII muộn nhất vào năm 1925). Những yếu tố trên có thể coi đình Xàm là một di sản văn hóa quý giá giữa vùng Mường cổ của Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục