Chiếc khăn duyên- một phần không thể thiếu với người phụ nữ Mường truyền thống.
(HBĐT) - Cùng với chiếc áo cánh mịn màng, yếm ngực tinh khôi, chiếc tênh (sợi dây thắt lưng) duyên dáng... thì chiếc khăn che đầu (còn gọi là khăn duyên) đã đi vào văn hóa trang phục, trở thành một phần không thể thiếu để tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ Mường.
Chiếc khăn duyên không chỉ giữ cho nếp tóc được gọn gàng, che cơ thể trước nhiệt độ thấp ở vùng núi rừng, mà còn gắn với nhiều sinh hoạt cộng đồng và có những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Huyền tích dân tộc Mường truyền rằng: "Xưa lắm ở Mường Dậm có chàng trai nghèo tên Khỏe yêu đắm đuối cô con gái nhà lang xinh đẹp tên là Út Dô. Do khác biệt về thân thế, bị gia đình ngăn cản, đôi trai tài, gái sắc không lấy được nhau đã dẫn đến một mối tình tuyệt vọng. Chàng Khỏe để bảo vệ bản làng đã tạm biệt người yêu và đã một mình chiến đấu với 2 con hổ.
Sau nhiều ngày giao tranh, chàng Khỏe đã ôm cả vợ chồng hổ dữ lao xuống vực sâu ở núi Zang. Người dân Mường tránh được tai họa thú dữ, nhưng nỗi đau mất người yêu của nàng Út Dô chẳng ngày nào vơi cạn. Ngày ngày, nàng Út Dô vẫn ra bờ suối nơi chia tay với Khỏe để ngóng đợi người tình.
Út Dô lấy mảnh vải trắng chưa kịp nhuộm màu mà chàng Khỏe xé ra từ vạt áo tặng lại để lau nước mắt. Vào một đêm trăng sáng, nàng Út Dô đã chết, thân thể nàng hóa cây clang nở hoa trắng dọc hai bên suối. Từ đó, tất cả phụ nữ Mường đều đội một cái khăn trắng trên đầu để tưởng nhớ Út Dô và chàng Khỏe...
Chiếc khăn duyên đội đầu gắn bó khó rời với mái tóc của người phụ nữ Mường từ khi e ấp tuổi thanh xuân đến lúc thành bà, thành mế. Đó vừa là biểu tượng cho sự chung thủy, trong trắng, vừa là thông điệp thể hiện mơ ước có được cuộc sống êm đềm, hạnh phúc.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) là một trong 4 mường lớn của Hòa Bình xưa (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Thầy mo Bùi Văn Lựng (ở xóm Lầm, xã Phong Phú) đã trở thành “bảo bối sống của xứ Mường”, ông thuộc làu sử thi “Đẻ đất đẻ nước” nổi tiếng dài hơn 50.000 câu thơ, diễn xướng theo nghi lễ cổ truyền, với túi bùa, cái chuông nhỏ, con dao… đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.
Món cơm nếp đồ truyền thống của người Mường
(HBĐT) - Món cơm nếp đồ, tiếng Mường gọi là “cơm đếp” hoặc “cơm rếp” theo cách phát âm của từng vùng. Trong:
(HBĐT) - Mo Mường là bộ sử thi rất đồ sộ của người Mường. Một số nhà nghiên cứu sưu tầm đã bỏ công tập hợp lại các bài mo vốn chỉ được truyền khẩu qua các ông mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, là những vùng có người Mường sinh sống đông nhất.
(HBĐT) - Theo các tài liệu cổ viết bằng chữ Tày, trải qua hàng nghìn năm đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống cho mình, người Tày huyện Đà Bắc đã đúc rút được những kinh nghiệm quý giá, chẳng hạn như để dự báo thời tiết họ quan sát bầu trời về ban đêm: phá chi phận đạo chánh, phá chi lánh đạo chộm (Trời mưa sao tỏ, trời nắng sao mờ) hay: Cọp lếch nong, cọp tong lánh (Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa) hoặc: Phá lánh máu hộn, phá phận máu ọc (trời sắp mưa mối ra, trời nắng mối vào).
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có ít di tích loại Đình, Đền, Miếu - Đình Xàm xã Phú Lai, huyện Yên Thủy thờ thành hoàng là người bản địa, còn lưu giữ được 11 bản sắc phong (sớm nhất cuối thế kỷ XVIII muộn nhất vào năm 1925). Những yếu tố trên có thể coi đình Xàm là một di sản văn hóa quý giá giữa vùng Mường cổ của Hòa Bình.
(HBĐT) - Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Cách thành phố Hoà Bình 42km về hướng Đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km. Theo tiếng Mư¬ờng có nghĩa là hang ốc vì trong hang có rất nhiều vỏ ốc nằm rải đều khắp trên nền hang.