(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”;
Ban Tổ chức Cuộc thi thông báo Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016” như sau:
1. Đối tượng dự thi:
Là các tập thể, cá nhân cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân hiện đang sinh sống, công tác, học tập và làm việc trong và ngoài tỉnh. (Các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký không được tham dự cuộc thi).
2. Hình thức thi: Thi viết.
3. Yêu cầu về bài dự thi:
- Người dự thi trả lời đủ các câu hỏi của Ban Tổ chức cuộc thi bằng hình thức viết tay hoặc đánh máy bằng tiếng Việt trên giấy khổ A4, đóng bìa (không giới hạn số trang, hình ảnh minh họa).
- Bài dự thi không hợp lệ là những bài photocopy, sao chép giống nhau hoặc không trả lời đầy đủ các câu hỏi của Ban tổ chức cuộc thi.
- Bài dự thi cần ghi rõ họ tên, tuổi, dân tộc, quốc tịch, giới tính, nghề nghiệp, đơn vị học tập, công tác, nơi thường trú, số điện thoại (nếu có) của người dự thi.
4. Thời gian phát động và nhận bài thi:
4.1 Thời gian phát động cuộc thi: Tháng 4/2016
4.2 Thời gian nhận bài dự thi:
- Bài dự thi của các tập thể, cá nhân trong tỉnh gửi trực tiếp (hoặc qua đường Bưu điện) về Ban Tuyên giáo, Ban Tuyên huấn các huyện ủy, thành uỷ và Đảng ủy trực thuộc Tỉnh uỷ. Ban Tuyên giáo các huyện, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổng hợp số lượng bài thi, để báo cáo Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh và gửi toàn bộ bài thi về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trước ngày 15-9-2016.
- Bài dự thi của các tập thể, cá nhân ngoài tỉnh gửi trực tiếp (hoặc qua đường Bưu điện) về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình, địa chỉ: Số 484 - Đường Trần Hưng Đạo - Phường Phương Lâm - Thành phố Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình trước ngày 15-9-2016.
5. Cơ cấu giải thưởng, gồm:
5.1. Giải tập thể:
01 giải nhất: 7.000.000đ
02 giải nhì, mỗi giải: 5.000.000đ
03 giải ba, mỗi giải: 3.500.000đ
10 giải khuyến khích, mỗi giải: 2.000.000đ
5.2. Giải cá nhân:
01 giải đặc biệt: 10.000.000đ
02 giải nhất, mỗi giải: 7.000.000đ
4 giải nhì, mỗi giải: 5.000.000đ
6 giải ba, mỗi giải: 3.000.000đ
20 giải khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ
6. Câu hỏi dự thi:
1. Bạn hiểu nền “Văn hóa Hòa Bình” như thế nào? Phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm “Văn hóa Hòa Bình” với “Văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình”? Những giá trị tiêu biểu của “văn hóa Mo Mường” đối với người Mường ở tỉnh Hòa Bình là gì?
2. Bạn hãy nêu những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình từ năm 1886 đến nay (đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh)? Tên gọi tỉnh "Hòa Bình" có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?.
3. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có bao nhiêu Di tích lịch sử cách mạng, Di tích lịch sử văn hóa, Di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh? Hãy nêu sơ lược về các di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia ?
4. Hãy nêu những đóng góp, thành tích tiêu biểu của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình trong khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? Nêu khái quát một số trận đánh tiêu biểu của quân dân tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ này?
5. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình mấy lần? Thời gian, địa điểm, nội dung chủ yếu của các lần Bác về thăm tỉnh)
6. Tính đến năm 2016, tỉnh Hoà Bình đã có bao nhiêu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, có bao nhiêu cá nhân và tập thể Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động được Nhà nước phong tặng (hoặc truy tặng)? Hãy giới thiệu về một tập thể hoặc cá nhân Anh hùng mà bạn tâm đắc nhất.
7. Từ năm 1945 đến nay, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức bao nhiêu kỳ đại hội, các kỳ đại hội diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Nêu mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020?
8. Trong 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh Hòa Bình, sự kiện tiêu biểu nào mà bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Hãy nêu cảm nghĩ của bản thân về sự phát triển, đổi mới của quê hương Hòa Bình? (Phần cảm nghĩ của bản thân dài không quá 3.000 từ)./.
(HBDT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình hơn 10km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong) vẫn giữ nét thanh bình của một làng Mường với những giá trị văn hóa đặc thù, độc đáo. Đặc biệt, nơi đây vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống thể hiện đạo lý, tín ngưỡng dân gian mang tính nhân văn cao đẹp. Một trong những nghi lễ độc đáo đó là “Lễ kéo si” – Lễ cầu sức khỏe cho người già.
(HBĐT) - Không gian thờ cúng linh thiêng, đậm chất huyền bí là những đặc trưng dễ nhận thấy trong tín ngưỡng thờ cúng của người Mường ở Hòa Bình. Trong đó, đáng chú ý nhất là tín ngưỡng thờ đá. Sống gắn bó với đá, khi về với Mường Ma, những phiến đá mồ như chiếc gối vĩnh hằng của người đã khuất...
(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.
(HBĐT) - Cây dâu tiếng Mường gọi là cây đô, đây là cây trồng cổ truyền, phổ biến, thân thiết và quý giá của người Mường. Trong xã hội cũ, nền sản xuất của người Mường phát triển thấp chủ yếu chỉ là tự cấp, tự túc, giao thương chưa phát triển. Có thể nói, các gia đình người Mường nhà nào cũng trồng dâu, nhà ít thì dăm, bảy cây, nhà trồng nhiều có hẳn nương, trồng ngoài bờ sông, bờ suối, họ trồng dâu để nuôi tằm lấy kén, kéo sợi dệt lụa.
(HBĐT) - Ông Đoàn Anh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam trong chuyến thẩm định thực tế một số nghi lễ của Mo Mường nhằm hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục trình cấp bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam khẳng định tính nhân văn, giáo dục sâu sắc của di sản Mo Mường Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong quá trình tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Hòa Bình, Hà Nội, tôi được nghe một thông điệp: có tới 1/3 số cổ vật gốm của các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn Hà Nội có nguồn gốc từ tỉnh Hòa Bình. Mang thông tin lạ đó, tôi đi tìm hiểu về gốm cổ ở Hòa Bình.