Một tiết mục đặc sắc trong liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc Mường ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

Một tiết mục đặc sắc trong liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc Mường ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

(HBĐT) - Được tham dự liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường do Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức, chúng tôi thật bất ngờ bởi công tác tổ chức được tiến hành khá bài bản, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT Lạc Sơn.

 

Mới tờ mờ sáng, các diễn viên là học sinh khối tiểu học, THCS, giáo viên từ 4 cụm vùng huyện đến các xã vùng cao, vùng Quyết Thắng, vùng Cộng Hòa, vùng Đại Đồng với trang phục dân tộc Mường truyền thống  đủ sắc màu, khuôn mặt rạng rỡ đã đến để chuẩn bị cho phần trình diễn của đội mình. Liên hoan được tổ chức trong một buổi sáng, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn tham gia cổ vũ. Nhà văn hóa huyện Lạc Sơn không còn một chỗ trống.  Khi ánh đèn sân khấu nhà văn hóa huyện Lạc Sơn bừng sáng, màn trình diễn trang phục dân tộc của các em học sinh, giáo viên đã mở màn đầy ấn tượng. Tham dự liên hoan là các tiết mục được dàn dựng công phu, đặc sắc của cán bộ, giáo viên, học sinh được tuyển chọn từ vòng sơ khảo 4 cụm. Liên hoan bao gồm 4 nội dung và được chia thành 8 phần thi: Trình tấu chiêng Mường học sinh THCS; trình tấu nhạc cụ dân tộc học sinh THCS; hát dân ca Mường của cán bộ, giáo viên, nhân viên; hát dân ca Mường học sinh THCS; hát dân ca Mường học sinh tiểu học; trình diễn trang phục dân tộc Mường học sinh tiểu học; trình diễn trang phục Mường học sinh THCS; trình diễn trang phục dân tộc Mường của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các tiết mục: nhạc cụ dân tộc, những làn điệu chiêng, hát thường rang, bộ meẹng, hát đúm dân ca Mường được trình diễn để lại cho người xem nhiều cảm xúc, đặc biệt là thế hệ trẻ.  

Đồng chí Bùi Văn Lịnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn, Trưởng Ban tổ chức liên hoan cho biết: Đây là lần đầu tiên ngành GD&ĐT huyện tổ chức liên hoan chiêng Mường. Qua đó, Ban tổ chức không quá kỳ vọng vào việc đòi hỏi giáo viên và học sinh trình tấu các giai điệu chiêng thật điêu luyện, hát dân ca Mường thật hay, mặc trang phục Mường thật đẹp như các nghệ nhân, nghệ sỹ. Thông qua những hoạt động này, không chỉ giáo viên hay thế hệ tương lai của đất nước mà mỗi người đang công tác, học tập, sinh sống trên địa bàn huyện đều tự hào về những bản sắc của dân tộc mình để từ đó có ý thức hơn trong tiếp cận nhằm tôn vinh, giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mường. Đây là dịp để các nghệ nhân có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phát huy giá trị văn hóa của địa phương...

Đánh giá về việc tổ chức liên hoan, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho rằng: Lạc Sơn là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức một hoạt động sáng tạo, thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh. Trong lễ kỷ niệm của tỉnh sẽ có phần trình diễn chiêng Mường của 1.500 nghệ nhân. Việc tổ chức liên hoan đã góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc như mo Mường, chiêng Mường, hát ví, hát đúm, trang phục của dân tộc Mường.  

Kết thúc liên hoan, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân tham dự. Liên hoan khép lại một hoạt động có ý nghĩa tích cực để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Các tiết mục đã truyền cảm hứng cho hoạt động lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mường không chỉ trên địa bàn huyện Lạc Sơn mà trên các vùng Mường trên toàn tỉnh.

 

                                                                      Hương Lan 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 thành lập tỉnh, 25 tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016

(HBĐT) - Đầu tháng 4/2015, UBND tỉnh, Ban tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và các sở, ban, ngành đoàn thể hữu quan đã tổ chức phát động các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016. Báo Hòa Bình đăng tải các nội dung liên quan đến thể lệ, quy chế các cuộc thi như sau:

Lễ kéo si của người Mường ở xã Bình Thanh

(HBDT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình hơn 10km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong) vẫn giữ nét thanh bình của một làng Mường với những giá trị văn hóa đặc thù, độc đáo. Đặc biệt, nơi đây vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống thể hiện đạo lý, tín ngưỡng dân gian mang tính nhân văn cao đẹp. Một trong những nghi lễ độc đáo đó là “Lễ kéo si” – Lễ cầu sức khỏe cho người già.

Thờ đá - Nét nhân văn trong tín ngưỡng, đời sống của người Mường

(HBĐT) - Không gian thờ cúng linh thiêng, đậm chất huyền bí là những đặc trưng dễ nhận thấy trong tín ngưỡng thờ cúng của người Mường ở Hòa Bình. Trong đó, đáng chú ý nhất là tín ngưỡng thờ đá. Sống gắn bó với đá, khi về với Mường Ma, những phiến đá mồ như chiếc gối vĩnh hằng của người đã khuất...

Bánh uôi - ẩm thực độc đáo

(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

Cây dâu trong đời sống người Mường

(HBĐT) - Cây dâu tiếng Mường gọi là cây đô, đây là cây trồng cổ truyền, phổ biến, thân thiết và quý giá của người Mường. Trong xã hội cũ, nền sản xuất của người Mường phát triển thấp chủ yếu chỉ là tự cấp, tự túc, giao thương chưa phát triển. Có thể nói, các gia đình người Mường nhà nào cũng trồng dâu, nhà ít thì dăm, bảy cây, nhà trồng nhiều có hẳn nương, trồng ngoài bờ sông, bờ suối, họ trồng dâu để nuôi tằm lấy kén, kéo sợi dệt lụa.

Tính lịch sử, nhân văn, giáo dục sâu sắc trong di sản Mo Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Ông Đoàn Anh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam trong chuyến thẩm định thực tế một số nghi lễ của Mo Mường nhằm hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục trình cấp bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam khẳng định tính nhân văn, giáo dục sâu sắc của di sản Mo Mường Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục