(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về tổ chức phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.
Căn cứ Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc Thành lập Ban tổ chức Cuộc thi sáng tác mẫu huy hiệu” Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”
Ban tổ chức Cuộc thi ban hành Quy chế tổ chức Cuộc thi sáng tác mẫu huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình” như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định về đối tượng dự thi, nguyên tắc, phương thức, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và hồ sơ thi sáng tác mẫu huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”.
Điều 2. Nguyên tắc và phương thức lựa chọn mẫu huy hiệu.
1.Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình” là phần thưởng cao quí của tỉnh Hòa Bình tặng ghi nhận thành quả lao động sáng tạo của các cá nhân, tập thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.Việc tổ chức cuộc thi lựa chọn mẫu huy hiệu “ Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình” phải bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, khách quan và đặt chất lượng lên hàng đầu, chú ý đến các yếu tố đặc trưng, bản sắc, địa lý tự nhiên của Hòa Bình nhằm chọn ra mẫu huy hiệu đẹp phù hợp sử dụng lâu dài.
Điều 3: Đối tượng dự thi:
Là công dân Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; các tổ chức cá nhân trong nước đều có quyền tham gia cuộc thi. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, học sinh, sinh viên chuyên ngành thiết kế biểu trưng, đồ họa, mỹ thuật, kiến trúc, quảng cáo. (Thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo, Tổ thư ký, tổng hợp không được tham gia cuộc thi).
Chương II
NỘI DUNG CỤ THỂ
Điểu 4: Tiêu chí đánh giá chấm điểm mẫu huy hiệu:
1. Tiêu chí bắt buộc không có điểm:
- Các tác phẩm dự thi là những sáng tác mới, chưa được sử dụng tham gia dự thi bất cứ cuộc thi nào.
- Không trùng lặp với các biểu trưng của các tỉnh thành phố khác trong cả nước.
2. Tiêu chí chấm điểm: Thang điểm được áp dụng thang điểm 100 điểm cho các tiêu chí:
- Mẫu huy hiệu được thiết kế với kích cỡ , kiểu dáng theo đúng quy định Pháp luật. (10 điểm)
- Ý tưởng của mẫu thiết kế thể hiện được nội dung “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”, được đông đảo công chúng dễ nhận biết (20 điểm);
- Thể hiện được sự độc đáo, phong cách hiện đại, sáng tạo, thẩm mỹ cao, mang bản sắc của tỉnh Hòa Bình, ấn tượng, dễ nhớ, dễ nhận biết (30 điểm).
- Sử dụng hài hòa màu sắc (10 điểm);
- Đảm bảo tính đa ứng dụng, thuận lợi cho việc in ấn, phóng to, thu nhỏ, đắp nổi làm huy hiệu (30 điểm)
Điều 5. Trường hợp không được chấm giải:
- Các tác phẩm dự thi là những tác phẩm đã được dự thi ở các cuộc thi khác.
- Các tác phẩm trùng lặp với mẫu huy hiệu của các tỉnh thành phố khác trong cả nước.
- Các tác phẩm vi phạm chanh chấp về bản quyền tác giả.
- Các tác phẩm có yếu tố vi phạm pháp luật.
Điều 6 : Quy định về hồ sơ dự thi
- Số lượng: mỗi tác giả chỉ được phép dự thi không quá 03 tác phẩm.
- Mẫu biểu trưng: Có kích thước (dài/rộng không quá 15cm, in màu, đặt chính giữa trang giấy A4).
- Tóm tắt ý tưởng: Bằng bản thuyết minh không quá 200 từ.
- Thông tin về tác giả: đặt trong phong bì dán kín, bên ngoài phong bì ghi mã số tự chọn.
Điều 7: Thời gian phát động và nhận mẫu dự thi
-Tổ chức phát động: tháng 04/2016 đến hết tháng 5 năm 2016..
-Thời gian cho tác giả sáng tác: Từ tháng 4/2016 đến hết tháng hết ngày 31/5/2016.
-Thời gian nhận bài dự thi: Từ 01/6/2016 đến hết ngày 15/6/2016 (tính theo dấu bưu điện) .
-Tổ chức chấm bài và tổ chức thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng công bố giải thưởng vào dịp trung tuần 6 và đầu tháng 7/ 2016.
- Thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh vào tháng 7/2016.
- Nơi nhận: Phòng Nghiệp vụ Văn hóa- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình. ĐT 0218.3853.856.
Điều 8: Trách nhiệm và cam kết của cá nhân, tổ chức tham gia cuộc thi
-Mẫu biểu trưng dự thi là những mẫu chưa được sử dụng dự thi ở bất của cuộc thi nào.
- Các tác phẩm dự thi được ghi nhận bản quyền tác giả .
-Tổ chức cá nhân thiết kế phải chịu trách nhiệm về việc sao chép một phần hay toàn bộ, hoặc mượn ý tưởng của thiết kế của những tác phẩm đã sử dụng.
Điều 9. Ban tổ chức có quyền:
- Sở hữu biểu trưng đoạt giải Nhất và có quyền sử dụng mẫu biểu trưng đó vô thời hạn và toàn quyền đăng ký sở hữu trí tuệ đối với mẫu biểu trưng đó.
- Có toàn quyền quyết định về tính hợp lệ của tác phẩm. Ban tổ chức có quyền yêu cầu tác giả chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tính chất và mục đích sử dụng.
- Không trả lại mẫu dự thi; Bản quyền tác phẩm được chọn làm biểu trưng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Điều 10: Ban giám khảo
Ban giám khảo do Ban tổ chức quyết định thành lập không qua 07 người gồm các thành viên Đại diện Ban Tuyên Giáo tỉnh Ủy, Sở VH,TT&DL, Hội VH-NT tỉnh, Một số chuyên gia về Mỹ thuật trung ương, Vụ Mỹ Thuật –Bộ VH,TT&DL và một số Họa sỹ có uy tín của tỉnh .
Điều 11: Cơ cấu giải thưởng
- Ban giám khảo chấm mẫu thiết kế sẽ tổ chức chấm sơ khảo và lựa chọn ra 16 mẫu dự thi xuất sắc nhất vào vòng chung khảo và tổ chức chấm vòng 2 lựa chon ra 01 Giải Nhất, 02 Giải nhì và 03 Giải Ba và 10 Giải khuyến khích trinh Ban tổ chức quyết định
Trị giá giải thưởng:
- 01 giải Nhất (được lựa chọn làm mẫu huy hiệu): 10.000.000 đồng;
- 02 giải Nhì mỗi giải trị gia 5.000.000 đồng;
- 03 giai Ba : mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng;
- 10 giải khuyến khích: 500.000 đồng.
Tổng số tiền giải thưởng = 34.000.000 đ (Ba mươi bốn triệu đồng)
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Kinh phí tổ chức cuộc thi và giải thưởng:
Kinh phí tổ chức cuộc thi và giải thưởng cuộc thi sáng tác mẫu huy hiệu” Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình” được lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh Hòa Bình năm 2016.
Điều 13. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả chấm điểm nếu có những vi phạm quy định, trình tự, thủ tục và bản quyền tác giả... Ban tổ chức không xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại không có tên người gửi (nặc danh), địa chỉ người gửi hoặc đơn thư mạo danh.
Trường hợp có khiếu nại tố cáo, nếu thấy có cơ sở thực tế, việc giải quyết khiếu nại sẽ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ban tổ chức sẽ xem xét, báo cáo trước UBND tỉnh quyết định.
Điều 14. Điều khoản thi hành:
- Quy chế cuộc thi sáng tác mẫu huy hiệu “Vì Sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp hoặc vấn đề mới phát sinh, các tập thể, cá nhân phản ánh về Ban tổ chức xem xét sủa đổi./.
(HBĐT) - Không gian thờ cúng linh thiêng, đậm chất huyền bí là những đặc trưng dễ nhận thấy trong tín ngưỡng thờ cúng của người Mường ở Hòa Bình. Trong đó, đáng chú ý nhất là tín ngưỡng thờ đá. Sống gắn bó với đá, khi về với Mường Ma, những phiến đá mồ như chiếc gối vĩnh hằng của người đã khuất...
(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.
(HBĐT) - Cây dâu tiếng Mường gọi là cây đô, đây là cây trồng cổ truyền, phổ biến, thân thiết và quý giá của người Mường. Trong xã hội cũ, nền sản xuất của người Mường phát triển thấp chủ yếu chỉ là tự cấp, tự túc, giao thương chưa phát triển. Có thể nói, các gia đình người Mường nhà nào cũng trồng dâu, nhà ít thì dăm, bảy cây, nhà trồng nhiều có hẳn nương, trồng ngoài bờ sông, bờ suối, họ trồng dâu để nuôi tằm lấy kén, kéo sợi dệt lụa.
(HBĐT) - Ông Đoàn Anh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam trong chuyến thẩm định thực tế một số nghi lễ của Mo Mường nhằm hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục trình cấp bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam khẳng định tính nhân văn, giáo dục sâu sắc của di sản Mo Mường Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong quá trình tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Hòa Bình, Hà Nội, tôi được nghe một thông điệp: có tới 1/3 số cổ vật gốm của các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn Hà Nội có nguồn gốc từ tỉnh Hòa Bình. Mang thông tin lạ đó, tôi đi tìm hiểu về gốm cổ ở Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Đó chính là ông Mo được ví như những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường.