Nhờ áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, năng suất và sản lượng cây dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn tăng cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
(Ảnh: các nhà khoa học chiết, ươm, bảo tồn gen cây dổi tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp - nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng ổn định và phát triển bền vững KT -XH tỉnh nhà. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh, giảm từ 63,68% năm 1991 xuống còn 19,4% năm 2015. Tốc độ phát triển của ngành tương đối cao, tăng bình quân trong 25 năm trên 5,15%/năm. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tính riêng trong 5 năm gần đây, ngành đóng góp cho tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân khoảng 22%/năm.

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật
Bài 3: Khái lược thành tựu 25 năm đổi mới và phát triển

(HBĐT) - Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch vụ so với 25 năm trước phát triển vượt bậc, đa dạng. Các loại hình dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải, lữ hành, nhà nghỉ, ăn uống, mua sắm, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải trí... đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình:
Bài 6: Hòa Bình thời kỳ nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

(HBĐT) - Nhà nước Văn Lang - âu Lạc được hình thành và xây dựng trong thời đại kim khí - thời kỳ văn hóa Đông Sơn (là một nền văn hoá cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Bình mà trung tâm là khu vực đền Hùng, được lấy theo tên địa danh làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi tìm được một số đồ đồng).

25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình - một số thành tựu nổi bật

(HBĐT) - Đến nay, vừa tròn 25 năm tỉnh Hoà Bình được tái lập. 1/4 thế kỷ qua là giai đoạn đánh dấu tiến trình phát triển vượt bậc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của tỉnh Hoà Bình mà trong phạm vi bài viết này chỉ có thể khái lược một số thành tựu nổi bật.

Dư địa chí tỉnh Hoà Bình
Bài 5:Tìm hiểu về Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Nền “Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử - nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam á lục địa và phía nam Trung Quốc, trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện.Từ việc khai quật các địa điểm di tích hang động tại vùng đá vôi Hòa Bình, năm 1927, nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”.

Chiêng Mường hướng tới Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bài 8: Hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể chiêng mường và biện pháp bảo vệ

(HBĐT) - Thực trạng kiểm kê cho thấy, người Mường có tới 36 lễ hội lớn và nhiều lễ hội nhỏ. Trong đó có 24 lễ hội đã sử dụng âm nhạc chiêng, vì vậy đã tạo nên một không gian văn hoá chiêng độc đáo. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống dần mai một, đến nay không còn được tổ chức. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, vào đầu những năm 90, thế kỷ XX, ở huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, nhân dân còn giữ được trên 4.000 chiếc chiêng Hơ và chiêng Nay (chiêng Xưa và chiêng Nay). Vì hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn (trong những năm 1976 - 1990), rất nhiều gia đình đã phải bán những chiếc chiêng cổ quý giá. Từ sau năm 1990 đến nay, kho tàng chiêng quý của người Mường đã mất mát, “chảy máu” nhiều hơn nữa. Số chiêng bị bán đi nhiều nhất lại là chiêng Hơ - những chiếc chiêng quý giá nhất, có giá trị cao về âm nhạc và kinh tế.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
Bài 4: Hòa Bình thời tiền sử

(HBĐT) - Hòa Bình thời tiền sử. Thành tựu khảo cổ chứng minh rằng: Hòa Bình có nền văn hóa bắt nguồn từ nền văn hóa Sơn Vi (là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, được lấy tên từ địa danh một xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Bước chuyển biến từ văn hóa Sơn Vi sang văn hóa Hòa Bình được xem là sự chuyển biến từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới... Cuộc cách mạng đá mới là một trong những bước tiến hóa của con người gắn liền với thay đổi về môi trường sống của mỗi khu vực. Từ đó, tạo nên những nền văn hóa với đặc trưng riêng khác nhau.

Chiêng Mường hướng tới Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
 Bài 7: Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường

(HBĐT) - Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa chiêng là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người, của cộng đồng làng xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình:
Bài 3: Các dân tộc ở Hòa Bình

(HBĐT)- Hòa Bình là một trong các tỉnh phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số tháng 4/1999, trên địa bàn tỉnh có 15 dân tộc sinh sống. Trong đó, đông nhất là các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông...

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
Bài 2: Sơ bộ về vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Tỉnh miền núi Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh có diện tích tự nhiên 4.596,4 km2; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây - Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Tỉnh được thành lập từ ngày 22/6/1886. Từ năm 1896, địa giới của tỉnh cơ bản đã ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình, Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, tỉnh được tái lập.

Dư địa chí tỉnh Hòa Bình
Bài 1: Khái lược về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Năm 2016, tỉnh ta kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm tái lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội chiêng Mường lần thứ II. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình tổng hợp, khái lược, giới thiệu về Dư địa chí tỉnh Hòa Bình nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, cuộc sống, con người Hòa Bình trong chặng đường phát triển đã qua và hôm nay.

Chiêng Mường hướng tới Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bài 4: Kết cấu của dàn chiêng và trang phục trình diễn chiêng Mường

(HBĐT) - Trải qua hàng ngàn năm phát triển và định hình một dàn chiêng (gọi là phường sắc bùa của người Mường), phải có từ 4, 5, 7, 9 chiếc; hoàn chỉnh bộ phải đủ 12 chiếc. Ngoài ý nghĩa âm nhạc, dàn chiêng 12 chiếc còn được quan niệm của sự biểu hiện cho 12 tháng trong một năm. Dàn chiêng được chia đều ra làm ba bộ: Bộ chiêng Dàm còn gọi là chiêng Khầm có kích thước lớn thuộc âm khu trầm nhất trong dàn. Bộ chiêng Bồng còn gọi là chiêng Đục bồng, chiêng Bòng beng, thuộc âm khu trung trong dàn. Bộ chiêng Tlé còn gọi là chiêng Chót, chiêng Poóng, chiêng Đón, chiêng Lắc, thuộc âm khu cao nhất trong dàn.

Chiêng Mường hướng tới Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
 Quá trình chế tác và sản xuất chiêng Mường

(HBĐT) - Từ buổi sơ khai, người Mường đã tìm ra và biết chế tác những chiếc chiêng bằng đất, những chiếc chiêng pháo bằng tre, nứa đến những chiếc chiêng đúc, chiêng gò bằng đồng được sử dụng đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo...

Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016; Căn cứ Quyết định số 157 /QĐ-UBND ngày 27/1/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình năm 2016 về việc thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học-nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015; Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 như sau:

Dấu ấn liên hoan chiêng Mường ngành GD&ĐT Lạc Sơn

(HBĐT) - Được tham dự liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường do Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức, chúng tôi thật bất ngờ bởi công tác tổ chức được tiến hành khá bài bản, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT Lạc Sơn.

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình  “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”;

 

Cuộc thi Sáng tác biểu trưng huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về tổ chức phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.

Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình, năm 2016 về tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình năm 2016;

Cuộc thi ảnh thời sự nghệ thuật tỉnh Hòa Bình Chủ đề: “Hòa Bình – Bản sắc và hội nhập”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 về việc tổ chức các hoạt động hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình, năm 2016.

Các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 thành lập tỉnh, 25 tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016

(HBĐT) - Đầu tháng 4/2015, UBND tỉnh, Ban tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và các sở, ban, ngành đoàn thể hữu quan đã tổ chức phát động các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016. Báo Hòa Bình đăng tải các nội dung liên quan đến thể lệ, quy chế các cuộc thi như sau:

Lễ kéo si của người Mường ở xã Bình Thanh

(HBDT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình hơn 10km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong) vẫn giữ nét thanh bình của một làng Mường với những giá trị văn hóa đặc thù, độc đáo. Đặc biệt, nơi đây vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống thể hiện đạo lý, tín ngưỡng dân gian mang tính nhân văn cao đẹp. Một trong những nghi lễ độc đáo đó là “Lễ kéo si” – Lễ cầu sức khỏe cho người già.

Thờ đá - Nét nhân văn trong tín ngưỡng, đời sống của người Mường

(HBĐT) - Không gian thờ cúng linh thiêng, đậm chất huyền bí là những đặc trưng dễ nhận thấy trong tín ngưỡng thờ cúng của người Mường ở Hòa Bình. Trong đó, đáng chú ý nhất là tín ngưỡng thờ đá. Sống gắn bó với đá, khi về với Mường Ma, những phiến đá mồ như chiếc gối vĩnh hằng của người đã khuất...

Bánh uôi - ẩm thực độc đáo

(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.