Trang phục dân tộc Mường mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt.

(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.

Những đổi thay trong phong tục, tập quán của người Dao quần chẹt

(HBĐT)- Phong tục là thói quen lâu ngày đã ăn sâu, bán rễ vào đời sống xóm làng, tộc người. Những phong tục điển hình trở nên phổ biến thường được coi là "luật tục". "Luật tục" có thể được thêm bớt hoặc thay đổi khi đời sống, xã hội có những thay đổi, phát triển mới.

Mường Bi -vùng đất anh hùng

(HBĐT) - Mường Bi là một trong 4 Mường cổ lớn nhất trong tỉnh. Đây không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là một vùng đất anh hùng. Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, người dân Mường Bi đã để lại những dấu ấn đậm nét bằng những chiến công anh hùng. Những chiến công đó như dấu son góp thêm niềm vui chung của dân tộc trong ngày vui đại thắng 30/4/1975.

Nghệ thuật dân gian của dân tộc Mường

(HBĐT) - Nghệ thuật cồng chiêng: Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc, gắn bó với mỗi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Cồng chiêng là một nhạc cụ truyền thống không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Mường. Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới. Chiêng được dùng cho các đoàn đi săn.

Dân ca của người Thái

(HBĐT) - Kho tàng dân ca người Thái ở Hòa Bình tập trung vào người Thái ở Mai Châu. Tuy là một vùng người Thái không lớn, song lại có một trữ lượng dân ca rất phong phú.

Dân ca của người Mường (tiếp)

(HBĐT) - Hát lời thương: Đây là một loại hình dân ca của người Mường hát đối đáp nam nữ.

Dân ca của người Mường (phần 1)

(HBĐT) - Hát sắc bùa: Hát sắc bùa là một loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè hay cưới xin. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, phường sắc bùa đi chúc tết khắp mọi nhà đều cầu chúc một năm mới may mắn, thành đạt và khỏe mạnh cho gia chủ:

Những sáng tác văn vần dân gian

(HBĐT)- Ở phần này, chúng tôi xin gộp ca dao, tục ngữ, truyện thơ… tức là những sáng tác có vần có điệu vào một mục, dẫu rằng mỗi một thể loại này đều có tách bạch thành những thể loại riêng biệt.

Cửu thác Tú Sơn - điểm đến hấp dẫn của du lịch Kim Bôi

(HBĐT) - “Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ

(HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, vùng Mường đều biết. Có những truyện dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi.

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình 

Phần II: Truyền thuyết - Bộ sử thi của bản mường

(HBĐT)- Lọc từ bộ sử thi của người Mường và người Thái cũng có thể thấy được nhiều truyền thuyết của các dân tộc sống ở Hoà Bình. Người Mường, người Thái cũng như các dân tộc khác đều có những truyền thuyết gắn với các địa danh, những nhân vật, tín ngưỡng, phong tục... Vì gắn chặt với đời sống cũng như nơi cư trú của các dân tộc bản địa nên truyền thuyết thể hiện rất rõ tính bản địa. Nó bắt nguồn từ những hiện tượng, sự vật cụ thể, được con người sáng tạo ra phù hợp với lối tư duy, quan niệm của họ.

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

(HBĐT)- Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời.

Phần III: Danh lam thắng cảnh (tiếp) Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ - một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Phần III: Danh lam thắng cảnh (tiếp)

(HBĐT) - Động Mãn Nguyện

 

Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi thuộc xóm sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Động có độ cao 10 m so với mặt ruộng, của hướng tây nam. Đông được tạo bởi hai ngách chính và các gách phụ, có chiều dài (kể cả các gách) là 208 m; lòng hang nơi rộng nhất là 20 m, nơi hẹp nhất là 0,8 m; vòm trần nơi cao nhất là 15 m, nơi thấp nhất là 1,5 m.

Khám phá hang động Cao Phong

(HBĐT) - Sau khi đi qua những đỉnh dốc mù sương chúng tôi đến với Cao Phong, mảnh đất của cam ngọt, mía tím. Trong rất nhiều thế mạnh của Cao Phong, người ta không thể không nhắc đến thế mạnh về du lịch. Cao Phong có một Thung Nai thơ mộng bên dòng Đà giang, một Giang Mỗ mộc mạc nguyên sơ và mới đây việc phát hiện quần thể hang động tại núi Hàm Rồng một lần nữa tạo thêm điểm nhấn cho du lịch Cao Phong.

Danh lam thắng cảnh Hoà Bình

(HBĐT) - Động Hoa Tiên

 

Từ đập thuỷ điện Hoà Bình, khách thăm quan đi thuyền máy hoặc tàu thuỷ du lịch khoảng 3 giờ đên địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, sau đó đi tiếp khoảng 1km là tới động Hoa Tiên.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình

(HBĐT) - Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.

Di tích và danh thắng Hòa Bình

(HBĐT) - Hoà Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Những điều kiên thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hớp dẫn và kỳ vĩ.

Cỗ bàn ăn uống trong đám cưới người Mường truyền thống

(HBĐT) - Khảo thiểng (dạm hỏi), Ti nòm pẻng (ăn hỏi chính), Ti chảu (rể về nhà dâu), Xớc du (rước dâu), Ti cơm non (đi tết nhà vợ khi chưa đón dâu). Ở những lễ này, sự ăn uống gần giống nhau, tức là mổ lợn, gà, xôi, rượu cần, rượu chi. Nhưng quy mô của hai lễ “Ti chảu” và “Xớc du” thì lớn hơn. Đó là hai lễ chính, chỉ cần xét một là có thể nhìn ra lễ kia. đây là sự ăn uống trong lễ rước dâu.

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

(HBĐT) - Trong không gian mùa xuân, chúng tôi cùng được ngợp trong “ Không gian văn hóa Mường” đặc sắc của họa sỹ Vũ Đức Hiếu - người sưu tầm, gom nhặt, ghi chép và cất giữ những gì thuộc về văn hoá Mường để phần nào tái hiện được đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt, kinh tế, tinh thần của người Mường. Ở đây, chúng tôi đã được cảm nhận một buổi lễ thật ý nghĩa với mùa xuân – lễ mát nhà!

Trẻ em trong bữa ăn cộng đồng của người Mường

(HBĐT) - Trong bữa ăn cộng đồng của người Mường thường có mâm ăn cho trẻ em. Ít nhất thì một, hai mâm nhiều thì cũng đến ba, năm mâm cho trẻ em. Bữa ăn cộng đồng chỉ có một khi có công có việc như ma chay, cưới xin, ngày khánh thành nhà, ngày mượn việc và ngày lễ hội.

Nhuộm răng đen - nét đẹp người Mường

(HBĐT) - Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.

Về làng Mường cổ

(HBĐT) - Mặc dù chỉ cách QL6 với những nhà xây cao tầng, với ôtô chạy tấp nập không xa nhưng xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn giữ được cái “gốc” của người Mường. Họ vẫn ở nhà sàn cổ, quần một ống, áo pắn (áo ngắn), gặp nhau hát đúm... Đây được coi là xóm cổ nhất của đất Mường Bi. Vừa qua, xóm được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.

Hội xuân Mường Động

(HBĐT) - Lễ hội Mường Động được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 “cây ” tháng hai (theo lịch Mường). Đây là lễ hội lớn nhất trong vùng 5 xã Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thượng Tiến (Kim Bôi), mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.

Hương vị rượu Hoẵng quê tôi

(HBĐT) - Mỗi miền quê của các dân tộc Việt Nam đều có những đặc sản rất riêng của từng vùng, miền, nhất là các DTTS ở vùng cao. Ngày Tết, xin giới thiệu hương vị rượu hoãng của dân tộc Dao Tiền - Hòa Bình. Đặc điểm vừa là rượu dùng trong ngày Tết Nguyên đán và các lễ hội. Nhưng rượu còn kết hợp với một số củ, quả, cây lá thuốc tại quê hương dân tộc để chữa bệnh rất kết quả…