Phụ nữ Mường đồ xôi trong ngày lễ, Tết truyền thống của dân tộc.

(HBĐT) - “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hoá Mường”.

Túi bùa thiêng của dòng họ Bùi ở Mường Bi

(HBĐT) - Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) là một trong 4 mường lớn của Hòa Bình xưa (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Thầy mo Bùi Văn Lựng (ở xóm Lầm, xã Phong Phú) đã trở thành “bảo bối sống của xứ Mường”, ông thuộc làu sử thi “Đẻ đất đẻ nước” nổi tiếng dài hơn 50.000 câu thơ, diễn xướng theo nghi lễ cổ truyền, với túi bùa, cái chuông nhỏ, con dao… đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.

Món cơm nếp đồ truyền thống của người Mường

(HBĐT) - Món cơm nếp đồ, tiếng Mường gọi là “cơm đếp” hoặc “cơm rếp” theo cách phát âm của từng vùng. Trong:

Sự tích vải vóc trong sử thi mo Mường

(HBĐT) - Mo Mường là bộ sử thi rất đồ sộ của người Mường. Một số nhà nghiên cứu sưu tầm đã bỏ công tập hợp lại các bài mo vốn chỉ được truyền khẩu qua các ông mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, là những vùng có người Mường sinh sống đông nhất.

Quan niệm về kinh nghiệm lao động sản xuất trong tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ... dân tộc Tày, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Theo các tài liệu cổ viết bằng chữ Tày, trải qua hàng nghìn năm đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống cho mình, người Tày huyện Đà Bắc đã đúc rút được những kinh nghiệm quý giá, chẳng hạn như để dự báo thời tiết họ quan sát bầu trời về ban đêm: phá chi phận đạo chánh, phá chi lánh đạo chộm (Trời mưa sao tỏ, trời nắng sao mờ) hay: Cọp lếch nong, cọp tong lánh (Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa) hoặc: Phá lánh máu hộn, phá phận máu ọc (trời sắp mưa mối ra, trời nắng mối vào).

Đình Xàm- Di sản văn hoá quý hiếm trong đất Mường cổ

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có ít di tích loại Đình, Đền, Miếu - Đình Xàm xã Phú Lai, huyện Yên Thủy thờ thành hoàng là người bản địa, còn lưu giữ được 11 bản sắc phong (sớm nhất cuối thế kỷ XVIII muộn nhất vào năm 1925). Những yếu tố trên có thể coi đình Xàm là một di sản văn hóa quý giá giữa vùng Mường cổ của Hòa Bình.

Hang Chổ

(HBĐT) - Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Cách thành phố Hoà Bình 42km về hướng Đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km. Theo tiếng Mư¬ờng có nghĩa là hang ốc vì trong hang có rất nhiều vỏ ốc nằm rải đều khắp trên nền hang.

Di tích lịch sử chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan

HBĐT) - Di tích ghi dấu chiến công diệt xe tăng của anh hùng Cù Chính Lan nằm ở dốc Giang Mỗ cạnh đường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Chiến công diệt xe tăng địch của anh hùng Cù Chính Lan tại Giang Mỗ được gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong chiến dịch Hoà Bình năm 1951-1952.

Hang Muối

(HBĐT) - Hang Muối nằm trong núi đá Ba Bến thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 29km theo quốc lộ số 6 ngay thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và rộng rãi, cửa rộng 27m; sâu 11m; cao 13m. Cửa hang quay theo hướng Đông nam thoáng mát về mùa hè và tránh được những cơn gió lạnh thấu xương về mùa Đông.

Đặc sắc bản Lác

(HBĐT) - Bản Lác thuộc thung lũng Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, là bản dân tộc ở tỉnh Hoà Bình với những phong tục tập quán đặc sắc.

Sơ bộ tìm hiểu việc đặt tên các khu dân cư cổ truyền của người Mường ở tỉnh ta

(HBĐT) - Tên gọi hay việc đặt tên địa danh, tên cho các KDC của người Mường trước tháng 8/1945 rất đa dạng, phong phú, song tựu chung lại đều được đặt hết sức tự nhiên tùy theo địa hình, địa vật nơi đó hoặc chỉ cần căn cứ vào các đặc điểm hay các cây bản địa phổ biến mang tính đặc trưng cho khu vực đó. Song cũng có những làng mường được đặt tên theo dạng tên chữ, tất nhiên là chữ trong văn bản của Nhà nước phong kiến đặt cho các KDC của người Mường để nhằm mục đích quản lý hành chính và thu thuế khóa, song các tên gọi này thường rất xa lạ với chính người dân nơi đó nên nó không sống được trong giao tiếp, ứng xử và gọi tên trong dân gian Mường.

Bảo tồn cây thị nghìn tuổi ở Chiềng Châu

(HBĐT) - Qua thị trấn Mai Châu đến đầu xã Chiềng Châu, mỗi lần đi qua đây tôi đều chú ý đến một cây thị. Nhìn từ xa cây đứng sừng sững giữa đất, trời và chứng kiến bao thăng trầm của mảnh đất này. Nhiều người bảo cây thị là hồn của người Mai Châu. Dù đi đâu, những người sinh ra và lớn lên ở đây cũng nhớ về cây thị.

Chùa Hang và Hang Chùa

(HBĐT) - Hang Chùa còn có tên là: Văn Quang Động, Chùa Hang là tên th¬ường gọi của ngôi chùa được xây dựng trong động Văn Quang, xưa kia chùa có tên chữ là: Thanh Lam Tự. Di tích Chùa Hang và Hang Chùa cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 85 km về phía Nam, cách thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thuỷ khoảng 5 km, cách thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình khoảng 13 km.

Giới thiệu về văn hóa dân tộc Tày ở Đà Bắc

(HBĐT) - Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thực hiện Đề tài khoa học “Điều tra văn hóa phi vật thể dân tộc Tày huyện Đà Bắc”. Kết quả đã thu thập được rất nhiều tư liệu về văn hóa dân gian truyền thống của nhóm người Tày ở huyện Đà Bắc. HBĐT xin giới thiệu bài viết từ Trang thông tin điện tử của Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình giới thiệu về một số nét văn hóa tiêu biểu của người dân tộc Tày huyện Đà Bắc.

Những chiếc chiêng cổ nhất

(HBĐT) - Hội thảo khoa học về Không gian văn hóa cồng chiêng Mường tổ chức tại Hòa Bình trong dịp tỉnh tổ chức Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và nghệ nhân đã tham dự với những tham luận và đề xuất với các cơ quan chuyên ngành quản lý Văn hóa Du lịch lịch sử, giá trị văn hóa cồng chiêng của người Mường nhằm phát huy di sản quý báu này của dân tộc Mường – một trong số những dân tộc cổ truyền và chiếm số lượng lớn ở nước ta. Báo HBĐT xin giới thiệu bài viết của tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á.

Nâng niu những hiện vật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

(HBĐT) - Dù đã trải qua 37 năm nhưng thắng lợi và những đóng góp to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là những trang sử hào hùng. Bởi vậy, góp nhặt những hiện vật ghi dấu chiến công là việc làm cần thiết mà Bảo tàng tỉnh đã và đang duy trì để khi có điều kiện sẽ trưng bày, giới thiệu nhằm tuyên truyền về truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.

“Đánh thức” thương hiệu rượu cần Hòa Bình

(HBĐT) - Không biết từ bao giờ rượu cần đã có trong đời sống của người Mường Hoà Bình. Đây là một nét văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp cưới hỏi, lễ, tết... Trong bộn bề cuộc sống hiện đại, rượu cần đang dần được đánh thức.

Địa bàn phân bố dân tộc Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường.

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trren sông Đà tại thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía tây (cách thành phố Hòa Bình 2 km về phía tây bắc).

65 năm nhớ về đoàn quân Tây Tiến

(HBĐT) - Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới đó mà đã 65 năm, kể từ ngày chỉ huy mặt trận miền Tây, Tư lệnh chiến khu là thiếu tướng Hoàng Sâm và phái viên Chính phủ (cố vấn) Lê Hiếu Mai dẫn đầu các đoàn quân lên Hòa Bình, Mộc Châu (Sơn La), Sầm Nưa, Hủa Phăn nước bạn Lào… giữ yên biên giới Việt - Lào và Việt - Trung, một vùng Tây Bắc rộng lớn của nước ta.

Chiến thắng Tu Vũ - mở đầu thắng lợi chiến dịch giải phóng Hòa Bình

(HBĐT) - Sau chiến thắng Biên giới (23/10/1950), ta chủ động chuyển sang tiến công địch trên khắp các chiến trường, quyền chủ động về chiến lược của địch trên chiến trường Bắc Bộ đã mất. Tuy lực lượng của địch trên chiến trường Đông Dương còn đông (gần 25 vạn tên) nhưng không đủ để làm nhiệm vụ chiếm đóng và cơ động. Để gỡ thế bí, địch phải điều chỉnh lại thế trận, rút 29 vị trí ở hữu ngạn sông Hồng, trong đó có hàng loạt vị trí ở Hòa Bình về phòng thủ đồng bằng Bắc bộ. Ngày 8/11/1950, địch rút chạy khỏi Hòa Bình, “Bức tường thép bên sông Đà” bị sụp đổ, Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất.

Quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Cuối tháng 1/1945, để phong trào cách mạng ở Hoà Bình tiến lên, T.ư Đảng thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh gồm 2 đồng chí: Vũ Thơ và Vũ Đình Bản, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư Ban Cán sự Đảng. Tháng 5/1945, đồng chí Vũ Thơ thay mặt Ban Cán sự Đảng kết nạp 3 đảng viên: Nguyễn Đình Khanh, Phùng Thị Hán, Đỗ Văn Phạn, lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở thị xã Hoà Bình, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư chi bộ.

Phục dựng lễ hội đình Cổi - Lạc Sơn

(HBĐT) - Trên dòng suối Vó Đuống, Vó Cối (xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn) có một hòn đá giống con trâu nửa nằm, nửa ngồi, ghếch mõm lên trên mặt nước. Phần mõm ghếch lên ấy có một lỗ thủng tựa như mũi con trâu. Ngày lễ cầu mưa, người có chức vị cao nhất Mường trèo lên lưng trâu đá, tay cầm thừng, tay cầm mõ, rung liên hồi, miệng hô to: “mưa, mưa, mưa”. Tất cả mọi người dự lễ hô theo “mưa rồi, mưa rồi”.

Thăm lại “Vườn hoa núi Cối”

(HBĐT) - “Vườn hoa núi cối” là một tích truyện nằm trong phần mo sử thi thuộc mo Mường Hòa Bình. Đây là một câu chuyện tình được thầy mo kể cho người đã khuất trong 12 đêm trước khi về “Mường Trời”.

Những chuyện ít biết về dòng họ quan lang ở Mường Động

(HBĐT) - Nói đến chế độ lang đạo ở Kim Bôi là nói đến dòng họ lang Đinh Công ở Chiềng Động (Vĩnh Đồng). Lang ở Chiềng Động là người hoàng tộc, được ban tước hiệu “Phó vương một đời và làm vua xứ Mường 10 đời”. Tuy vậy, cho đến giờ vẫn còn những câu chuyện ít biết về dòng dõi quan lang nổi tiếng ở vùng Mường Động này.