(HBĐT) - Từ việc thay đổi tư duy, nhận thức và hành động, tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cụ thể xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ thay vì quản lý, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo “cú huých” bứt phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.
Thu hút đầu tư tiếp tục cải thiện
Thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những cải thiện khả quan. Trong tháng 10/2016, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư 3 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 288, 4 tỷ đồng. Ban Quản lý các KCN tỉnh cấp 1 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 50 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được cấp 10 tháng năm 2016 trên địa bàn toàn tỉnh lên 39 dự án đầu tư, trong đó có 1 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng ký 3 triệu USD và 38 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư đăng ký 4.587 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2015, số dự án được cấp phép đầu tư của tỉnh 10 tháng bằng 163%, vốn đầu tư đăng ký tăng 203%. Đến nay, toàn tỉnh có 428 dự án, trong đó có 31 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 470 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện khoảng 275 triệu USD, bằng 58,5% tổng vốn đầu tư và 397 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 42.521 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 12.500 tỷ đồng bằng 29,4% vốn đăng ký. Hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục có chuyển biến tích cực hơn. Toàn tỉnh có khoảng 2.600 doanh nghiệp đang góp phần thúc đẩy triển KT -XH của tỉnh.
Công ty TNHH Ban Dai 100% vốn Nhật Bản giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư
UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành chức năng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ triển khai các giải pháp cụ thể thực hiện Nghị quyết số 35 và Nghị quyết số 19 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2016-2017, định hướng đến năm 2020. UBND tỉnh đã ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ. Để cải thiện môi trường kinh doanh, các mục tiêu và giải pháp cụ thể cũng đã được đưa ra như đến năm 2020: Duy trì thứ bậc PCI hằng năm ở mức 30 - 40/63 tỉnh, thành phố. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông kết nối với các tỉnh đồng bằng và kết nối với các KCN, cụm công nghiệp (CCN), trung tâm đô thị của tỉnh. Có 550 ha đất các KCN đã được giải phóng. Giá thuê đất, thuê đất gắn liền với hạ tầng KCN, CCN thấp hơn bình quân các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55-60%. Rút ngắn thời gian thẩm định chủ trương đầu tư, thời gian cấp phép xây dựng, thời gian làm thủ tục thanh toán vốn đầu tư công còn 3/4 thời gian so với quy định của pháp luật. Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ còn 2/3 thời gian so với quy định. Đến nay nhiều lĩnh vực đã có chuyển biến tích cực, tỉnh tổ chức đối thoại định kỳ với cộng đồng doanh nghiệp, ghi nhận giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư. Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đã được rút ngắn chỉ còn 5 ngày làm việc...
Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ ưu đãi đầu tư
UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp như hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các dự án đầu tư trên địa bàn, tùy theo từng loại hình đào tạo. Sẽ hỗ trợ ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ đối với doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh thông qua các ứng dụng công nghệ. Tới đây sẽ thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng có điều kiện KT -XH đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở các quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển KT -XH của tỉnh và các huyện, thành phố, tỉnh đã xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, lựa chọn cơ hội đầu tư. Tỉnh đặc biệt ưu đãi đầu tư như: công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ưu đãi đầu tư khai thác khu du lịch Hồ Hòa Bình, đầu tư phát triển các loại hình du lịch nhằm tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sản xuất các sản phẩm công nghiệp tinh chế, thức ăn gia súc từ nguồn nguyên liệu địa phương; sản xuất hàng may mặc, đồ da, cồn nhiên liệu. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, cấp thoát nước; xử lý nước thải, rác thải đô thị...
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đang chỉ đạo dự án mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 400 - 450 giường bệnh, tổng mức đầu tư khoảng 830 tỷ đồng, dự kiến khởi công trong tháng 11/2016; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương các dự án: Bệnh viện Sản - Nhi, cấp nước sạch về Hà Nội cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương, 1 dự án sân golf và bổ sung quy hoạch thêm 1 sân golf cho tỉnh Hòa Bình; đã quyết định xong chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình tại huyện Kỳ Sơn; hỗ trợ nhà đầu tư để hoàn thành nhà máy chế biến tre ép tại huyện Mai Châu... UBND tỉnh cũng đang tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, nâng cao năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 16/11, Agribank Hòa Bình cùng với Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. Tham dự Lễ kỹ thỏa thuận có đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh, lãnh đạo Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.
(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa xây dựng đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM huyện Lương Sơn đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.
(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.