(HBĐT) - Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của tỉnh, hàng năm, Tỉnh uỷ đều giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh định hướng, phân bổ chỉ tiêu về dạy nghề và nâng cao chất lượng nhân lực cho các huyện, thành phố.

 

  Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) dạy nghề may và thêu dân tộc cho các học viên.

Theo đó, UBND tỉnh đã phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án về “Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và công tác xã hội hóa dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010”; “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”. Đồng thời ban hành danh mục, mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và  dưới 3 tháng trên toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền về dạy nghề, giải quyết việc làm được quan tâm, chú trọng.  

Theo Sở LĐ-TB&XH, đến nay, toàn tỉnh có 36 cơ sở dạy nghề gồm 3 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 4 trung tâm dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể và 18 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề với tổng số 140 cán bộ quản lý dạy nghề các cấp, 407 giáo viên và người dạy nghề. 100% cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho LĐNT ở cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho lao động. Việc hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề được quan tâm, chú trọng. Trong giai đoạn 2006-2010, toàn tỉnh có 55.620 lao động được tuyển sinh học nghề. Tuy nhiên, quy mô tuyển sinh trung cấp và cao đẳng nghề còn thấp, mới đạt 17,28%, số còn lại là đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo nghề  cho 82.079 người. Trong đó, LĐNT được đào tạo nghề cho 25.580 người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt từ 70-80%, một số nghề đạt trên 90% như may công nghiệp, hàn, nuôi lợn, nuôi gà...Qua đó góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến năm 2015 lên 45%, trong đó, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 15%.

 

“Cần có sự phối hợp để tránh chồng chéo giữa dạy nghề và tập huấn”, đó là kiến nghị của bà Bùi Thị Tâm ở xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Bà Tâm cho rằng: Tham gia các lớp dạy nghề dưới 3 tháng, chúng tôi được tiếp thu các kiến thức về chăn nuôi lợn, gà. Trong thực tế, những kiến thức này chúng tôi đã được chuyển giao khá đầy đủ từ các lớp tập huấn do UBND xã và trạm KL-KN tổ chức.

 

Trên thực tế, chỉ có 40% lao động trong tỉnh đang làm việc tại các doanh nghiệp ở KCN Lương Sơn, 60% còn lại là người của các tỉnh, thành phố khác. Về vấn đề này, ông Vũ Văn Đạt, đại diện Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc éQVEL Việt Nam - Hoà Bình (KCN Lương Sơn cho rằng: “Việc xây dựng chương trình dạy nghề của tỉnh còn chậm, chưa sát thực với yêu cầu của thị trường lao động.Thiếu sự gắn kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo. Chúng tôi đã tuyển lao động địa phương vào làm việc nhưng hầu hết đều phải đào tạo lại”.

 

Thiết bị dạy nghề lạc hậu là một thực tế, hơn nữa, tác phong và ý thức của người lao động cũng là vấn đề khá bức xúc. ông Nguyễn Khắc Truyện, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Mía đường Hoà Bình đánh giá: Đa số lao động của Công ty là người địa phương. Nhưng việc chấp hành giờ giấc, kỷ luật lao động rất hạn chế. Vì vậy, trong công tác đào tạo, dạy nghề, các cơ sở dạy nghề, trường nghề và Trung tâm dạy nghề cần tăng cường giáo dục học viên về tác phong lao động công nghiệp trong chương trình, giáo trình dạy nghề.

 

Qua tìm hiểu thực tế, cùng với những kết quả đã đạt được công tác đào tạo, dạy nghề của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế là: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của một số nghề tại các trường nghề còn thiếu so với yêu cầu đào tạo mới nên chưa đáp ứng yêu cầu học nghề của người học. Việc tuyển dụng và sắp xếp đội ngũ giáo viên cơ hữu chưa phù hợp, chưa đảm bảo cơ cấu ngành nghề, thiếu giáo viên dạy tích hợp, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất. Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, còn thiếu lao động có tay nghề cao. Các trung tâm dạy nghề cấp huyện được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, song mới chỉ tham gia dạy cho LĐNT một số nghề thích hợp. Một số phòng LĐ-TB&XH huyện chưa được bố trí cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề mà chỉ làm kiêm nhiệm. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT chưa sát thực tế. Nhận thức của một bộ phận người lao động về học nghề, làm nghề chưa đúng. Sau khi sáp nhập các Trung tâm dạy nghề và Trung tâm GDTX còn một số khó khăn như: cơ chế quản lý chồng chéo; việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo và bố trí công tác cho giáo viên còn nhiều bất cập; chế độ, chính sách ưu đãi, TĐ-KT và thời gian làm việc cho CBGV 2 lĩnh vực chưa đồng nhất; cơ sở vật chất phân tán gây khó khăn trong đi lại, quản lý, điều hành và giảng dạy... Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và khắc phục những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là xây dựng chương trình đào tạo lao động gắn với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, khớp nối tốt nhu cầu sử dụng lao động với đầu ra của các cơ sở đào tạo, tăng cường hoạt động gắn kết giữa cơ sở đào tạo, dạy nghề với doanh nghiệp là cơ sở vững chắc để công tác dạy nghề và nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng cao.

 

                                                                                     ĐP

 

Các tin khác


Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.

Thống nhất sẽ phối hợp xây dựng thương hiệu lợn bản địa của Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.

Triển vọng mô hình trồng măng tây tại xã Cố Nghĩa

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trên 151 tỷ đồng cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa xây dựng đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM huyện Lương Sơn đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển “tam nông” - hành trình hướng tới sự bền vững

(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.

Hiệu quả từ chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục