(HBĐT) - Theo Báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện tại, toàn tỉnh có 8,08 nghìn ha cây ăn quả có múi, tăng 622 ha so với năm 2016, sản lượng đạt 8,87 vạn tấn. Trong đó cây cam 3.941 ha, diện tích cho thu hoạch 2.082 ha, sản lượng khoảng 5,5 vạn tấn; cây bưởi 3.260 ha, diện tích cho thu hoạch 1.438 ha, sản lượng ước đạt 2,6 vạn tấn; quýt 380 ha, diện tích cho thu hoạch 246 ha, sản lượng đạt 0,44 vạn tấn; chanh 479ha, diện tích cho thu hoạch 347 ha, sản lượng 0,22 vạn tấn).
Xã Bắc Phong
(Cao Phong) cải tạo diện tích đất rừng không hiệu quả chuyển sang trồng cam
mang lại giá trị kinh tế cao.
Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ ngày 9 - 12/10, theo thống kê ban đầu có 130 ha cây ăn quả có múi bị mất trắng,
518 ha bị ảnh hưởng, ước thiệt hại gần 1 vạn tấn. Tuy nhiên, sau mưa lũ diện tích này vẫn cho thu hoạch, ước
thiết hại do bị rụng, thối hỏng khoảng 0,2 vạn tấn.
Trong năm, ngành nông nghiệp đã chủ động
đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách phát triển sản xuất. Theo đó đã
hỗ trợ theo chính sách khuyến khích phát triển trồng trọt cho 2.003,544 ha cây
ăn quả có múi và cây rau với tổng kinh phí 20,035 tỷ đồng.
P.V
(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện vùng núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với TP Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, cây ăn quả. Đặc biệt, huyện có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn lao động, trình độ thâm canh của huyện thích hợp và là những tiềm năng lớn, phát triển các loại cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
(HBĐT) - Nói đến cam Lạc Thủy không thể không nói đến xã Cố Nghĩa - vùng đất được cho là "cái nôi” của cam Lạc Thủy, nơi mà từ những năm 1970 cây cam đã phủ xanh các triền đồi, mang lại no ấm cho biết bao hộ dân sinh sống thuộc thị trấn nông trường Sông Bôi (cũ). Giờ đây, sau hơn 40 năm mất đi vị thế cây chủ lực, cây cam đang dần tìm lại chỗ đứng trên đất Cố Nghĩa, hứa hẹn trở thành cây đột phá về kinh tế và tiếp thêm sức mạnh cho thương hiệu nông sản được tự hào mang tên địa danh: Cam Lạc Thủy.
(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã lựa chọn những lối đi bền vững. Bên cạnh việc nhân dân trên địa bàn tích cực đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất thì việc khai thác tốt tiềm năng thổ nhưỡng, phát triển mạnh mẽ trồng cây ăn quả, trong đó có cây cam theo hướng sản xuất hàng hoá đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ đối với đời sống cũng như thu nhập của một bộ phận không nhỏ người dân nơi đây.
(HBĐT) - Chúng tôi thăm vùng cam thị trấn Thanh Hà những ngày cuối thu. Nắng hanh vàng trải dài trên khu, khoảnh, vườn cam xanh mướt, quả sai như mong đợi. Nông dân chăm chỉ vun trồng. Tất cả đất trồng cây truyền thống lạc, đậu, vừng khi xưa đã được chuyển đổi sang trồng cam. Cam đang bước vào vụ thu hoạch, trái vàng mọng sà sát đất. Nông dân Thanh Hà hồ hởi, tin tưởng bước vào vụ thu hoạch cam.
(HBĐT) - Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả của huyện Lạc Thuỷ ngày càng phát triển cả về diện tích cũng như trình độ thâm canh, từ đó hình thành những vùng sản xuất hàng hoá. Huyện Lạc Thuỷ được thiên nhiên ưu đãi, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, đặc biệt là các loại cây có múi có giá trị kinh tế cao.
(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh đã trồng trên 7528 ha rừng và 220.000 cây phân tán các loại, nâng mật độ che phủ của rừng cả tỉnh đạt 51,08%.