(HBĐT) - Tết Nguyên đán Mậu Tuất đã cận kề. Hoạt động mua, bán, vận chuyển hàng hoá thời điểm này diễn ra sôi động nhất trong năm. Lợi dụng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá Tết tăng cao, tội phạm buôn lậu hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại cũng tăng cường hoạt động.


Cán bộ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh) kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết tại cửa hàng kinh doanh ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).

Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ an toàn Tết Nguyên đán của Công an tỉnh, để đấu tranh với các hành vi vi phạm, phòng Cảnh sát kinh tế đã xây dựng kế hoạch triển khai. Trong đó, đội chống buôn lậu được giao là chủ công. Đội tiến hành nắm, rà soát các đối tượng thường xuyên có hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại. Trong đó, lưu ý các mặt hàng như: rượu ngoại, bia, thuốc lá nhập lậu, đồ điện tử điện lạnh, mỹ phẩm, tiền giả và các mặt hàng tiêu dùng dịp Tết. Đặc biệt là tập trung nắm các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo các loại. Phối hợp với các đơn vị chức năng chuyên ngành kiểm tra, rà soát các đối tượng khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản, lâm sản trái phép. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát 113, Cảnh sát trật tự tiến hành kiểm tra khi có nguồn tin về đối tượng, phương tiện vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả. Phối hợp với lực lượng quản lý thị trường (Sở Công thương), Sở KH&CN, Chi cục Vệ sinh ATTP (Sở Y tế) kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đo lường, đóng gói để tăng giá, phát hiện các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ.

Sau một tháng rưỡi thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm (15/12/2017 - 31/1/2018), phòng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện, bắt 28 vụ vi phạm về nhãn hàng hoá, quy định về kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, hàng không rõ nguồn gốc. Qua đó đã chuyển cơ quan chức năng xử phạt với số tiền gần 110 triệu đồng; khởi tố 3 vụ.

Nổi bật, ngày 2/1, phòng đã phối hợp bắt đối tượng Bùi Văn Miên, trú tại xã Xuân Phong (Cao Phong) vận chuyển trái phép 3 cá thể báo lửa nằm trong sách đỏ. Ngày 7/1 phối hợp bắt đối tượng Bùi Văn Anh, trú tại xã Kim Truy (Kim Bôi) với hành vi vận chuyển, tàng trữ 10 thỏi thuốc nổ và 10 kíp nổ. Anh khai vận chuyển số hàng trên cho Bùi Văn Tuấn, trú tại xã Nam Thượng (Kim Bôi). Khám xét khẩn cấp nơi ở của Anh và Tuấn, Công an thu giữ 3 thỏi thuốc nổ và 1 kíp nổ, tổng trọng lượng 2,6 kg. Ngày 8/1 phối hợp vận động đối tượng truy nã Đào Mạnh Tài, trú tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bỏ trốn trong vụ vận chuyển trái phép 118 cá thể tê tê Java nằm trong sách đỏ. Đặc biệt, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã bắt 2 vụ vận chuyển pháo nổ là mặt hàng cấm. Trong đó, ngày 15/1, tại khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), lực lượng đã phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông phát hiện xe ô tô BKS 28B-00585 do ông Lưu Quang Anh là lái xe và phụ xe là Phạm Văn Tạo vận chuyển 8 bánh pháo nổ, tổng trọng lượng 21 kg. Ngày 23/1, lực lượng tiếp tục phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển 4,2 kg pháo nổ do Bùi Văn Hoàn, trú tại xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) vận chuyển trên xe ô tô BKS 28B-00410.

Đại uý Đinh Công Quyền, Đội phó đội Chống buôn lậu cho biết: Dịp Tết, các đối tượng gia tăng hoạt động làm ăn phi pháp, hình thức hoạt động cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, động vật hoang dã "nóng” hơn. Các đối tượng thường vận chuyển hàng cấm, hàng lậu vào ban đêm, rạng sáng. Trong quá trình vận chuyển thay đổi biển số xe, cho xe đi trước để cảnh giới cơ quan chức năng. Một số trường hợp, lực lượng phải chốt chặn nhiều lần mới bắt được, trong khi CB, CS phải dùng xe máy, ô tô cá nhân để thực thi nhiệm vụ. Các đối tượng còn sử dụng hóa đơn không chính thống, hóa đơn của các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ để hợp thức hóa vận chuyển, gây khó khăn cho công tác xác minh, bắt giữ, xử lý. Khó khăn nữa hiện nay trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là có nhiều hành vi mới phát sinh nhưng chưa có văn bản pháp luật để điều chỉnh. Các đối tượng có hành vi vi phạm rất đa dạng, từ các tổ chức, cá nhân đến người được thuê, mướn. Đối với đối tượng là pháp nhân của tổ chức, doanh nghiệp khi vi phạm thường đổ trách nhiệm cho những người được thuê có nhân thân, lai lịch không phải người địa phương hoặc thuê theo thời vụ. Cá nhân khi bị phát hiện thường chây ỳ.

Trong thời gian tới, phòng Cảnh sát kinh tế đưa ra giải pháp là làm tốt công tác điều tra cơ bản tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm. Phát huy hiệu qủa biện pháp trinh sát để phát hiện tội phạm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác nắm tình hình, nhất là các tuyến, địa bàn trọng điểm như quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, đường đi huyện Đà Bắc, địa bàn TP Hoà Bình. Tập trung kiểm tra lĩnh vực sang chiết, kinh doanh gas, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, người dân cũng cần trang bị kiến thức, hiểu biết để lựa chọn những sản phẩm hàng hoá chất lượng, có nhãn mác, hạn sử dụng rõ ràng. Không buôn bán, kinh doanh, sử dụng hàng cấm.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Sức hút vùng bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Càng những ngày giáp Tết Nguyên đán, sức hút của vùng bưởi đỏ Tân Lạc càng tăng cao. Dưới bàn tay chăm sóc của người dân nơi đây, những cây bưởi đã trổ nhánh, đơm hoa như chạy đua với thời gian.

Gặp những CCB tiêu biểu trên mặt trận xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi về thăm gia đình CCB Trần Quốc Tuấn tại xóm Nam Hòa 1, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn). Được biết đến là CCB tiêu biểu trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo của huyện Hội, ông Tuấn chia sẻ: Thành công hôm nay đến từ ý chí kiên cường, dám đương đầu với thử thách mà tôi đã được rèn luyện trong quân ngũ. Những năm trước đây, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào chăn nuôi lợn, gà, hiệu quả không cao, giá cả bấp bênh. Chính vì vậy, năm 2014, tôi mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi hươu sao lấy nhung.

Bền bỉ với cây cam Lạc Thủy

(HBĐT) - "Cam là "cây nhà giàu”. Người ta khuyên hai vợ chồng tôi khi đó nghèo cả về vốn lẫn về sức, thậm chí còn chẳng hiểu gì về khoa học kỹ thuật thì tuyệt đối không nên trồng cam...”. Nhớ lại thời điểm này hơn 10 năm về trước, cả vùng bạt ngàn vải thiều, riêng chỉ có khu vườn của vợ chồng anh Lê Minh Quy (thôn 2C - xã Cố Nghĩa) chuyển sang trồng cam. Đó là hộ đầu tiên của thôn 2C mạnh dạn thử sức với cây cam trên đất Lạc Thủy.

Huyện Yên Thủy: Cà gai leo “cứu cánh” hộ nghèo

(HBĐT) - Nếu ai đó hỏi nông dân ở các xã vùng Dự án Giảm nghèo của huyện Yên Thủy đâu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế nhất, câu trả lời sẽ là cây cà gai leo. Cây dược liệu này được đưa vào trồng từ năm 2014. Nhờ đó bao mảnh đất cằn đã hồi sinh. Màu xanh cây dược liệu bao phủ đến đâu, cuộc sống của người dân nghèo thay đổi đến đó.

Giảm lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp cho người nộp thuế

(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 130/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 215/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Phụ nữ xã Ngọc Mỹ giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các chi hội duy trì hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó giúp nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục