(HBĐT) - Chợ Dũng Phong là một trong những chợ phiên lâu đời nhất của huyện Cao Phong. Vào ngày chủ nhật hàng tuần, người bán, người mua khắp nơi trong vùng mang nông sản địa phương đến bán. Một trong những mặt hàng đặc biệt nhất ở đây là chó con.
Chợ Dũng Phong (Cao Phong) là nơi bán nhiều chó giống.
Bắt từng con chó nhỡ vào lồng, anh Nguyễn Thành
Phương ở thành phố Hòa Bình cho biết: Tôi biết chợ này bán chó đã lâu nhưng hôm
nay mới đến đây mua chó. Quả thực không có chó giống ở nơi đâu nhiều mà giá cả
hợp lý như ở đây. 4 con chó này tôi vừa mua giá gần 1 triệu đồng, mỗi con trung
bình được 5-7 cân. Mùa này, chó hay bị bệnh mua loại này là yên tâm nhất. Tôi
dự định nuôi khoảng 20 con chó để trông nhà, vườn, vừa để kinh doanh.
Anh chỉ cho tôi 4 con chó nhỏ vừa mua rồi bảo: Đố anh
đoán được 4 con chó này tôi mua bao nhiêu?. Tôi đoán khoảng 200.000 đồng/con.
Anh chia sẻ: 100.000 một con đấy. Mùa này ai cũng sợ nuôi chó con vì trời rét
rất hay bị bệnh. Nhiều con chó to bị cũng không chữa được. Nhưng nếu phòng bệnh
tốt thì nuôi cũng không sợ. Theo anh, những người đến đây bán chó đều là người
ở các xã: Yên Thượng, Yên Lập,
Nam Phong… Do
chó đàn đẻ nhiều nên họ muốn bán bớt chó con hoặc bán cả đàn. Nếu mua được cả
đàn chó rẻ hơn nhiều. Còn người mua có thể là những người buôn chó giống tìm
được những đàn chó rẻ mua vào vỗ béo vài hôm là mang đi bán ở chợ khác. Nhưng
phần lớn là những người tìm đến đây mua
chó để nuôi.
Đang loay hoay tìm chú chó thích hợp cho mình, chị
Nguyễn Thị Thơ ở thành phố Hòa Bình cho hay: Mỗi lần muốn nuôi chó tôi thường
đi chợ Dũng Phong để mua. ở đây chủ yếu là chó địa phương thích nghi với điều
kiện sống khác nhau nên dễ chăm sóc. So
với những nơi khác, giá chó giống ở đây rẻ hơn nhiều. Quan trọng hơn là ít bị
chó bệnh. Hầu hết chó ở đây là của những hộ trong các xóm, xã vùng sâu, vùng xa
nuôi không có điều kiện chăm sóc nên khi mang về nuôi, được chăm chó lớn nhanh.
Thường với những người muốn mua được chó rẻ thì vào gần cuối phiên chợ chỉ
khoảng hơn 100.000 đồng một con chó con. Thời điểm đó ít người mua, người bán
thì muốn bán không mang về và muốn có
tiền để mua sắm. Lúc đó, nhiều con chó gầy, xấu nhưng về chăm sóc tốt, lớn
nhanh và khỏe mạnh. Nếu muốn mua chó đẹp phải đến chợ từ 6 - 7 h.
Gần cuối chợ là chị Khuyên ở xã Yên Thượng có 2 con
chó mang đi bán: "Được 200.000 một con tôi mới bán. Nhà có một đàn 6 con, mấy
con trước bán rồi, giờ còn 2 con bán nốt để lấy tiền mua quần áo sắm Tết cho
bọn trẻ. Khu chợ chó này có rất lâu rồi, mỗi lần có chó con tôi lại mang ra đây
bán. Dịp nào cần mua tôi cũng đến đây. Chỗ này không chỉ là nơi mua bán mà là
nơi nhiều người muốn nuôi chó đến đây học hỏi kinh nghiệm chăm sóc”- chị Khuyên
chia sẻ.
Việt Lâm
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, chúng tôi về thăm gia đình CCB Trần Quốc Tuấn tại xóm Nam Hòa 1, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn). Được biết đến là CCB tiêu biểu trên mặt trận xóa đói, giảm nghèo của huyện Hội, ông Tuấn chia sẻ: Thành công hôm nay đến từ ý chí kiên cường, dám đương đầu với thử thách mà tôi đã được rèn luyện trong quân ngũ. Những năm trước đây, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào chăn nuôi lợn, gà, hiệu quả không cao, giá cả bấp bênh. Chính vì vậy, năm 2014, tôi mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi hươu sao lấy nhung.
(HBĐT) - "Cam là "cây nhà giàu”. Người ta khuyên hai vợ chồng tôi khi đó nghèo cả về vốn lẫn về sức, thậm chí còn chẳng hiểu gì về khoa học kỹ thuật thì tuyệt đối không nên trồng cam...”. Nhớ lại thời điểm này hơn 10 năm về trước, cả vùng bạt ngàn vải thiều, riêng chỉ có khu vườn của vợ chồng anh Lê Minh Quy (thôn 2C - xã Cố Nghĩa) chuyển sang trồng cam. Đó là hộ đầu tiên của thôn 2C mạnh dạn thử sức với cây cam trên đất Lạc Thủy.
(HBĐT) - Nếu ai đó hỏi nông dân ở các xã vùng Dự án Giảm nghèo của huyện Yên Thủy đâu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế nhất, câu trả lời sẽ là cây cà gai leo. Cây dược liệu này được đưa vào trồng từ năm 2014. Nhờ đó bao mảnh đất cằn đã hồi sinh. Màu xanh cây dược liệu bao phủ đến đâu, cuộc sống của người dân nghèo thay đổi đến đó.
(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 130/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 215/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các chi hội duy trì hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó giúp nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.
(HBĐT) - "Hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) đã khó, giữ vững và nâng cao chất lượng càng khó hơn. Đây chính là thách thức lớn, đòi hỏi các địa phương phải quyết tâm cao và quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp” - Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh nhấn mạnh. Đồng chí cũng cho biết: Trong 3 năm tiếp theo (2018 - 2020), việc tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí được xác định là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu góp phần làm nên thành công toàn diện của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.