(HBĐT) - Những ngày này, nông dân huyện Tân Lạc tập trung chăm sóc lúa mới cấy, làm đất trồng màu, nạo vét, tu sửa hệ thống kênh mương... nhằm đảm bảo sản xuất vụ chiêm xuân 2018 theo đúng kế hoạch, đạt được năng suất cao.


Những cánh đồng ở xã Địch Giáo đầy ăm ắp nước. Vụ xuân này, gia đình bà Bùi Thị Hưng, xóm Kha gieo cấy 2.000 m2, tập trung vào giống syn 3. Ngừng tay cấy, bà Hưng vui vẻ cho biết: Cũng như mọi năm, nông dân trong xóm chủ động tích nước vào đồng ruộng phục vụ cày ải và gieo mạ. Cả xóm Kha đều đưa những giống lúa mới vào sản xuất để đạt năng suất, hiệu quả cao nhất. Sau khi nghỉ Tết, cùng với thời tiết thuận lợi, ấm dần, gia đình huy động lực lượng trong xóm cấy lúa theo hình thức đổi công, đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.


Nông dân xã Mãn Đức (Tân Lạc) chăm sóc rau bí vụ xuân.

Theo kế hoạch, vụ chiêm xuân 2018, toàn huyện Tân Lạc gieo trồng 8.130 ha, trong đó diện tích lúa 1.850 ha, diện tích màu 6.280 ha. Cơ cấu giống lúa thuần khoảng 80%, còn lại là lúa lai và giống địa phương. Các giống lúa chủ lực trong vụ chiêm xuân 2018 là nhị ưu 838, syn 3, kim cương 111, BC 15, TBR 225... chủ yếu cấy trà xuân muộn. Việc cung ứng giống và phân bón trên địa bàn đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý, không có trường hợp nâng giá bán, không có trường hợp giống và phân bón kém chất lượng cung ứng cho nông dân. Tổng lượng giống lúa cung ứng đạt trên 90 tấn, gồm 15 tấn lúa lai và trên 70 tấn lúa thuần với trên 500 tấn phân lân các loại. Bên cạnh cây lúa, các giống màu được gieo trồng là mía, ngô, sắn, bí, su su... Đến ngày 13/3, toàn huyện đã cấy được trên 100% diện tích lúa và trồng được 60% diện tích cây màu các loại.

ông Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Tân Lạc cho biết: Vụ chiêm xuân năm nay, huyện tập trung tuyên truyền, khuyến cáo kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng cho nông dân. Ngay từ đầu vụ, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tuyên truyềnnông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mạ, do đó toàn huyện không có diện tích mạ bị chết rét. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác mới, sản xuất theo công nghệ sạch, đầu tư thâm canh cây trồng. Tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát tiến độ sản xuất, kiểm soát tình hình dịch bệnh. Năm 2017, toàn huyện đã chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị cao hơn đạt 785 ha. Kế hoạch năm 2018 dự kiến chuyển đổi 700 ha, trong đó cây lương thực có hạt 300 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 240 ha, còn lại là rau, màu và cây hàng năm khác. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến cáo người dân tiếp tục chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn. UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị cung cấp nước phối hợp với UBND các xã, thị trấn điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ xuân 2018 hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, mực nước ở các hồ chứa lớn đạt 80 - 90% dung tích, đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất.

Bên cạnh tập trung gieo trồng lúa và cây màu vụ xuân đúng khung thời vụ, huyện Tân Lạc tiếp tục triển khai thực hiện các đề án cải tạo vườn tạp, phát triển trồng bưởi đỏ. Huyện chỉ đạo thâm canh diện tích cây ăn quả đã trồng, phát triển thêm diện tích vườn tạp, không trồng mới cây ăn quả trên đất rừng sản xuất. Năm 2018, huyện phấn đấu xây dựng và đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm "Quýt cổ vùng cao” và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Khoai lang Phú Cường”.


Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục