(HBĐT) - Trong năm 2017, Agribank chi nhánh Hòa Bình đã bám sát chỉ đạo của NHNN và Agribank Việt Nam, triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.


Agribank chi nhánh Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn vốn cho vay.

Theo lãnh đạo Agribank Hoà Bình, tổng nguồn vốn đến ngày 31/12/2017 chưa bao gồm nguồn vốn uỷ thác đầu tư đạt 5.538 tỷ đồng, tăng 652 tỷ đồng (khoảng 13,3%) so với 31/12/2016. Trong đó, nguồn vốn nội tệ huy động đạt 5.372 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,7% trong tổng nguồn vốn, tăng 645 tỷ đồng, tăng 13,6% so với với 31/12/2016. Thị phần vốn huy động đạt 40,4%/tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh.

Tổng dư nợ tín dụng của Agribank Hoà Bình tính đến ngày 31/12/2017 đạt 8.750 tỷ đồng, tăng 1.348 tỷ đồng, tương đương 18,2% so với cuối năm 2016. Trong đó, dư nợ tín dụng nội tệ thông thường 8.625 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,6% trên tổng dư nợ, tăng 1.327 tỷ đồng (18,2%) so với 31/12/2016. Bên cạnh đó, dư nợ từ vốn các dự án uỷ thác đầu tư đạt 125 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,4% trên tổng dư nợ, tăng 21 tỷ đồng, tăng 20,2% so với 31/12/2016.

Đáng chú ý, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 8.265 tỷ đồng bao gồm khách hàng hộ gia đình, cá nhân 5.889 tỷ đồng; khách hàng doanh nghiệp đạt 2.376 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94%/tổng dư nợ.

Thống kê theo dư nợ cho vay thuộc các thành phần kinh tế, Agribank Hoà Bình đã cho vay hộ gia đình và cá nhân đạt 6.150 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,3% trong tổng dư nợ, tăng 1.269 tỷ đồng, tăng 26,7% so đầu năm với 61.789 khách hàng, chiếm 99,3% tổng số khách hàng tiền vay, tăng 4.032 khách hàng, tăng 7% so đầu năm.

Đối với cho vay doanh nghiệp đạt 2.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,7% trong tổng dư nợ, tăng 83 tỷ đồng, tăng 3,3% so đầu năm với 461 khách hàng, chiếm 0,7% tổng số khách hàng tiền vay, tăng 17 khách hàng, tăng 3,8% so đầu năm. Thống kê thị phần dư nợ của Agribank Hoà Bình trong năm đạt 46,8%/tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá về công tác đầu tư vốn năm 2017, đại diện Agribank Hoà Bình cho biết đã có sự thay đổi tích cực về cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế phù hợp với định hướng về chiến lược khách hàng của Agribank. ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Đồng thời trong năm, Agribank Hoà Bình đã tích cực triển khai thực hiện, cương quyết hơn trong việc tìm nhiều biện pháp, phương án để giải quyết tình hình nợ xấu, tiềm ẩn nợ xấu... Thực hiện giao chỉ tiêu thu lãi tồn đọng, lãi dự thu dựa trên việc phân tích nợ của từng chi nhánh, từng cán bộ tín dụng, doanh nghiệp...

Song song với đó, chi nhánh tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức tại các tổ vay vốn, đẩy mạnh cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP qua các tổ chức hội, qua đó rà soát kiểm tra, đối chiếu việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng phát hiện, ngăn chặn kịp thời nếu có các tiêu cực, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng tuân thủ đúng quy trình và điều kiện cho vay.

Năm 2018, Agribank Hoà Bình phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn nội tệ tối thiểu 13% so với năm 2017. Trong đó, tiền gửi dân cư chiếm tối thiểu 85%. Dư nợ cho vay tăng trưởng tối thiểu 14,5% so với năm 2017. Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tối thiểu 95%/ tổng dư nợ.

Đối với tăng trưởng tín dụng, theo lãnh đạo Agribank Hoà Bình, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong hoạt động của đơn vị, nhất là trong năm 2018. Theo đó, phấn đấu đảm bảo tăng trưởng tín dụng có hiệu quả gắn với đảm bảo chất lượng tín dụng. Cùng với đó, tìm kiếm các dự án có hiệu quả để đầu tư, chú trọng các dự án, phương án cho vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Duy trì ổn định quan hệ với các khách hàng hiện có, nỗ lực phát triển khách hàng mới.


                                                                                Hồng Trung

Các tin khác


Hơn 2.000 ô tô miễn thuế đổ bộ, cả tuần đại lý “ngồi không"

Trong khi thị trường và người có nhu cầu mua xe hơi mới hào hứng đón nhận hàng nghìn chiếc xe hơi miễn thuế được nhập khẩu về Việt Nam thì các đại lý, showroom tư nhân xe mới và xe cũ tại Hà Nội như ngồi trên đống lửa.

Huyện Lạc Thủy thu hút đầu tư vào chăn nuôi an toàn

(HBĐT) - Ngoài hàng trăm gia trại chăn nuôi, huyện Lạc Thủy hiện đứng đầu tỉnh với 18 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận. Tất cả các trang trại đều tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là thành quả trên có sự đóng góp quan trọng của việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn.

Đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng DN trong năm 2018.

Lấy sức dân để chăm lo cuộc sống nhân dân

(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Cao Phong cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự tham gia tích cực của người dân, đến nay, diện mạo nông thôn tại các xã của huyện Cao Phong đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Lấy sức dân để chăm lo cuộc sống nhân dân là cách làm hay và sáng tạo mà huyện Cao Phong đang thực hiện.

Đón đầu sản xuất - phân phối thực phẩm an toàn

(HBĐT) - Gần đây, với việc đón đầu xu thế sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn, HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Hợp Kim (Kim Bôi) đã lựa chọn mô hình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn theo chuỗi liên kết, truy xuất nguồn gốc rõ ràng và trở thành đơn vị tiên phong trong phong trào "Vì sức khỏe cộng đồng - Nói không với thực phẩm bẩn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục