(HBĐT) - Nhằm đánh giá kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2017-2018, kiểm tra địa điểm đề xuất phê duyệt danh mục các dự án giai đoạn 2018-2019, ngày 12/3, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
Năm 2017, huyện Lạc Sơn thực hiện
2 dự án liên kết sản xuất thụ là gà Lạc Sơn và hạt giống cây họ bầu bí. Về dự
án liên kết sản xuất tiêu thụ hạt giống cây họ bầu bí có quy mô 10 ha, thực
hiện ở 2 xã Nhân Nghĩa và Chí Đạo với 100 hộ tham gia. Các hộ dân tham gia dự
án đã được hỗ trợ 16 kg hạt giống các loại, phân bón và thuốc BVTV đảm bảo chất
lượng. Sản phẩm chủ lực của dự án là sản xuất hạt giống cây họ bầu bí gồm các
loại hạt giống như bí đỏ, dưa leo, bầu giàn, mướp đắng. Dự án hỗ trợ nguồn vốn
400 triệu đồng. Nhưng do ảnh hưởng mưa bão đã thiệt hại toàn bộ diện tích gieo
trồng của dự án nên năm 2017 dự án chưa có kết quả thu hoạch. Về dự án liên kết
sản xuất tiêu thụ gà quy mô 16.000 con gà ri thương phẩm tại 40 hộ đại diện gia
đình, thành viên HTX; xây dựng mô hình giết mổ quy mô công suất tối thiểu 500
con/ngày đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để nâng cao giá
trị của sản phẩm. Tổng mức đầu tư cho dự án là 500 triệu đồng. Dự án đã tổ chức
2 tập huấn chuyển giao KHKT cho 60 hộ nuôi gà thương phẩm tại 2 xã Hương Nhượng
và Chí Thiện. Theo tính toán tổng thu nhập nuôi 400 con gà thịt thả vườn trong
150 ngày là trên 23,7 triệu đồng chưa bao gồm hao phí chuồng trại và nhân công.
Qua đánh giá dự án đã giúp người dân thay đổi nhận thức trong chăn nuôi; góp
phần cải thiện đời sống nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên là dự án mới
nên việc triển khai thực hiện còn chậm so với dự kiến. Già gà thịt trên thị
trường luôn có sự biến động nên việc tìm kiếm thị trường gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác ảnh hưởng của thiên tai đã làm thiệt hại dự án liên kết sản xuất tiêu
thụ hạt giống cây họ bầu bí.
Đoàn công tác kiểm tra thực tế dự án liên kết tiêu thụ gà Lạc Sơn theo
chuỗi giá trị đảm bảo ATTP tại xã Chí Thiện.
Năm 2018, huyện tiếp tục thực
hiện 2 chuỗi liên kết này và đăng ký với Sở NN&PTNT thực hiện 3 chuỗi giai
đoạn 2018-2019 là dự án liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn; bò Lạc Sơn và
các sản phẩm từ cây Sacha Inchi trong xen nghệ đỏ. Tại buổi làm việc, UBND
huyện Lạc Sơn đề nghị UBND tỉnh sớm có quyết định phê duyệt các chuỗi năm 2018
để huyện nhanh chóng triển khai.
Đ.T
(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ kéo dài trung tuần tháng 10/2017 nhưng thời gian qua, chính quyền và người dân xã Nam Sơn (Tân Lạc) tích cực khắc phục, ổn định cuộc sống. Chúng tôi lên Nam Sơn và được chứng kiến không khí ngày mùa nhộn nhịp.
(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Sơn cấy 1.065 ha lúa, đang trong giai đoạn hồi xanh, bắt đầu đẻ nhánh. Tình hình thời tiết những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu, bệnh phát sinh, gây hại trên lúa.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Thuỷ, năm 2017, toàn huyện đã huy động nguồn lực 846.383 triệu đồng để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 104.421 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 52.837 triệu đồng; vốn tín dụng 622.868 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 35 tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp 31.257 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thực hiện Thông tư số 21/2016/BNNPTNT về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, kiểm lâm địa bàn đã tham mưu Chủ tịch UBND xã mở sổ theo dõi khai thác và vận chuyển lâm sản, thực hiện việc ghi chép, cập nhật số liệu về khai thác lâm sản, qua đó thống kê thu nhập từ rừng của các hộ gia đình và toàn xã.
Trong khi thị trường và người có nhu cầu mua xe hơi mới hào hứng đón nhận hàng nghìn chiếc xe hơi miễn thuế được nhập khẩu về Việt Nam thì các đại lý, showroom tư nhân xe mới và xe cũ tại Hà Nội như ngồi trên đống lửa.
(HBĐT) - Ngoài hàng trăm gia trại chăn nuôi, huyện Lạc Thủy hiện đứng đầu tỉnh với 18 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận. Tất cả các trang trại đều tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Điều đáng nói là thành quả trên có sự đóng góp quan trọng của việc thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn.