(HBĐT) - Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ luôn tiên phong trên mọi mặt trận, trong những năm qua, các cấp Hội CCB huyện Lạc Thủy đã vận động hội viên nêu cao ý chí, tinh thần tự lực, phấn đấu giảm nghèo bền vững. Qua đó đã đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH ở địa phương.

Hội viên CCB luôn đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng KHKT nhằm xây dựng mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. 

Đồng chí Nguyễn Hữu Sinh, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Lạc Thủy cho biết: Trong những năm qua, các cấp Hội đã động viên CCB phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất, thi đua làm kinh tế giỏi và tích cực giúp nhau xóa nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt ở các chi hội, phân hội, hội viên CCB luôn là lực lượng tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như mô hình cam đường Canh, bưởi Diễn, bưởi da xanh, nhãn muộn Hưng Yên. Hiện nay, toàn huyện có 8 hội viên làm chủ các doanh nghiệp, 24 hội viên làm chủ trang trại và nhiều hội viên đạt sản xuất - kinh doanh giỏi. Các hội viên đã góp phần tạo việc làm ổn định cho gần 200 lao động địa phương.

Không chỉ dừng lại với các hoạt động tuyên truyền, vận động, Hội CCB huyện Lạc Thủy đã có những giải pháp thiết thực nhằm giúp hội viên, đặc biệt là hội viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với giống, vốn, kỹ thuật để đầu tư phát triển sản xuất. Một trong những hoạt động thiết thực hiện nay đang được hội viên nhân rộng là chương trình tiết kiệm ủng hộ hội viên khó khăn thông qua hình thức hỗ trợ chăn nuôi bò giống. Bằng cách đóng góp mỗi hội viên 100.000 đồng, từ năm 2017 đến nay, các cấp Hội đã bàn giao 3 con bò giống cho 3 hội viên nghèo ở các xã: Khoan Dụ, Liên Hòa, An Bình và 3 con bê giống (vòng 2) cho hội viên ở xã Lạc Long và thị trấn Thanh Hà nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Riêng trong quý I/2018, Hội tiếp tục bàn giao 2 con bê giống cho hội viên xã Phú Thành và xã Thanh Nông. Với hình thức chăn nuôi xoay vòng, các cấp Hội đã giúp nhiều hội viên nghèo bước đầu có hướng đi phát triển kinh tế gia đình.

Ngoài ra, tổ chức hội làm tốt công tác nhận ủy thác vay vốn Ngân hàng CSXH giúp hội viên tiếp cận được nguồn vốn. Tính đến thời điểm này, các cấp Hội đã nhận ủy thác cho 1.917 hội viên với tổng số vốn 58,725 tỷ đồng. Hầu hết các hội viên đều sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích. Cùng với nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH, các cấp hội đã tự tạo vốn cho hội viên bằng cách xây dựng quỹ Hội để quay vòng vốn giúp hội viên. Hiện nay, quỹ hội bình quân của huyện đạt 520.000 đồng/hội viên. Nhiều cơ sở hội đã tổ chức lao động, chăn nuôi, cấy lúa, trồng hoa màu gây quỹ giúp hội viên nghèo.

Nhằm giúp hội viên quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường, các cấp Hội đã có nhiều hoạt động liên kết đối với các sản phẩm đặc sản của huyện. Tiêu biểu như tham gia trưng bày gian hàng sản phẩm trong lễ công bố và đón nhận bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy với 20 hộ hội viên tham gia.

Nhờ đa dạng các hoạt động giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, hiện nay, đời sống hội viên CCB huyện Lạc Thủy từng bước được cải thiện. Toàn huyện có 2.586 hội viên khá, giàu, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7%. Hội viên đã tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của huyện, chăm lo hỗ trợ hội viên nghèo. Tính đến nay, các hội viên đã ủng hộ hơn 77 triệu đồng hỗ trợ hội viên khó khăn. Các cấp hội đã huy động đóng góp 58 triệu đồng thực hiện mô hình "thắp sáng đường quê”, lắp 96 bóng điện chiếu sáng 6 km đường GTNT; cùng tham gia và vận động nhân dân đóng góp lắp 1.200 m đường ống dẫn nước sạch trị giá 135 triệu đồng nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt.


Đinh Hòa

Các tin khác


Khởi sắc xã Đoàn Kết

Xã Đoàn Kết thuộc vùng sâu của huyện Yên Thủy, có trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong những năm qua, nhân dân luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương thoát khỏi diện khó khăn, hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM).

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong triển khai dự án đầu tư trên khu du lịch hồ Hòa Bình

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình hiện có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép hoặc cấp chứng nhận với diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn trên 3.300 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu hút đầu tư, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, thực hiện mục tiêu phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa báo chí và doanh nghiệp

Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024, chiều 16/3, đại diện các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp, đại lý quảng cáo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận để tìm ra những mô hình hợp tác mới hiệu quả giữa báo chí, doanh nghiệp và đại lý quảng cáo trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Bàn thảo về thách thức và cơ hội của báo chí

Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Diễn đàn gồm 12 phiên họp, trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.

Hiệu quả Đề án phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Kim Bôi

Thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, khuyến khích người dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư thực hiện đề án phát triển đàn trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống.

Huyện Đà Bắc: Huy động nguồn lực xây dựng 4 xã nông thôn mới nâng cao

Theo Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc, đến hết năm 2023, toàn huyện có 4/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Tú Lý, Hiền Lương, Cao Sơn, Toàn Sơn; có 1 xã đạt 15 tiêu chí (xã Yên Hòa); 11 xã còn lại mức tiêu chí đạt từ 10 - 13 tiêu chí. Tổng số tiêu chí đạt được của toàn huyện là 209 tiêu chí, trung bình đạt 13,06 tiêu chí/xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục