(HBĐT) - Trong chuyến công tác ngày đầu tháng Tư, chúng tôi trở lại Sơn La không chỉ vì sức hút du lịch cao nguyên mà đặc biệt hơn là đến với Mai Sơn – huyện cửa ngõ gần đây được biết đến là vùng trọng điểm kinh tế nông nghiệp của tỉnh đang tạo ra bước đột phá trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.


Anh Đỗ Xuân Khởi ở bản Hoa Ban, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn (Sơn La) áp dụng công nghệ tưới Isarel và tự chế thuốc trừ bệnh bằng thảo mộc trên cây bưởi.


Giám đốc HTX Ngọc Lan, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (người cầm loa) giới thiệu với khách thăm quan diện tích cây ăn quả trồng VietGAP cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng/ha.

 

Đón đầu xu thế nông nghiệp sạch

Anh Đỗ Xuân Khởi ở bản Hoa Mai, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn là một trong những nhân tố đầu tiên ứng dụng công nghệ tưới của Isarel, trừ bệnh bằng thuốc thảo mộc trên cây ăn quả có múi, cụ thể là cây bưởi da xanh, bưởi Diễn. Anh Khởi cho biết: Từ vùng quê Hưng Yên lên đây lập nghiệp, anh gắn bó rất lâu với nghề làm vườn, từ trồng cây nhãn, vải đến trồng cà phê, cuối cùng là trồng bưởi, trồng cam. Trải qua nhiều lần thất bại, anh nghiệm ra rằng với thời tiết khí hậu khắc nghiệt như ở đây, cây cam, cây bưởi da xanh, bưởi Diễn vẫn cứ chịu được. Bằng chứng là có năm trời sương muối nhiều, cây cà phê chết trụi lá nhưng kỳ lạ là cây cam, cây bưởi vẫn phát triển bình thường. Năm 2012, anh chuyển dần 1,4ha cây cà phê sang trồng cây ăn quả với số lượng cây có múi đã trồng khoảng trên 600 cây, bao gồm 400 cây cam, 200 cây bưởi da xanh, bưởi Diễn. Kể từ năm 2016, diện tích cây ăn quả của gia đình anh đã bắt đầu cho thu. Với việc áp dụng công nghệ tưới của Isarel và chỉ sử dụng các loại thuốc làm từ thảo mộc tự chế, nói không với thuốc trừ sâu hóa học, sản phẩm sau thu hoạch của gia đình anh Khởi đảm bảo độ sạch tin cậy, được thương lái thu mua tại vườn với giá cao, nguồn cung thậm chí không kịp đáp ứng cầu. 

Với diện tích 8,2ha xoài, bưởi VietGAP, HTX Ngọc Lan có địa chỉ ở xã Hát Lót là một trong 4 HTX sản xuất trồng cây ăn quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Mai Sơn. Thành lập từ năm 2010, HTX Ngọc đã sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như xây dựng dân dụng, nước sinh hoạt, giao thông nông thôn, vật liệu xây dựng, chăn nuôi, trồng trọt và các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại, HTX tập trung chủ yếu trồng cây ăn quả, sản xuất giống trên diện tích 80ha, trong đó xoài 60ha, bưởi da xanh 20ha. Năm 2017, sản lượng đã cho thu hoạch đạt 210 tấn, trong đó xoài 180 tấn, bưởi 30 tấn. Trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, HTX đã thực hiện áp dụng quy trình khoa học kỹ thuật mới như tỉa cành, bón phân, sử dụng nguyên tắc "4 đúng” về thuốc BVTV. Quá trình chăm sóc, thu hoạch áp đụng đúng quy trình VietGAP và đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất quả. 

Theo thông tin từ lãnh đạo UBND huyện Mai Sơn, toàn huyện hiện có 5 HTX trồng cây ăn quả với diện tích 390ha, ngoài HTX Ngọc Lan có 3 HTX khác cũng ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 42ha là HTX Thanh Sơn – xã Cò Nòi trồng na có diện tích 19,6ha, HTX Ngọc Hoàng – xã Nà Bó có 5,2ha thanh long, HTX Nhãn chín muộn – xã Chiềng Mung có 9ha nhãn VietGAP. Trong 2 niên vụ gần đây, các HTX đã cung ứng hơn 7.000 tấn quả an toàn ra thị trường, thu nhập bình quân trên, dưới 200 triệu đồng/ha/vụ. Bên cạnh việc áp dụng công nghệ cao, Mai Sơn cũng là một trong những huyện lựa chọn phát triển đa dạng các loại cây ăn quả nhằm cung ứng ra thị trường với phương châm "mùa nào, thức nấy”. 

Đã "lo xa” đến việc không để nông sản phải "giải cứu” 

Tại địa phương trọng điểm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp huyện Mai Sơn đã xuất hiện hàng trăm mô hình sản xuất theo hướng đa dạng như mô hình thâm canh na dai 2 xã Hát Lót và Cò Nòi với 100 hộ tham gia, thu nhập 350 triệu đồng/ha; mô hình trồng cam, bưởi diễn với diện tích 26,3ha tại xã Chiềng Ban, Hát Lót, Cò Nòi, Chiềng Mung cho thu nhập 600 – 800 triệu đồng/ha; mô hình ghép cải tạo vườn xoài với tổng diện tích 174,ha ha tại các xã Hát Lót, Chiềng Mung, Cò Nòi, Mường Bon và thị trấn Hát Lót cho thu nhập bình quân 500 – 700 triệu đồng/ha; mô hình trồng thâm canh tổng hợp cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp quy mô 30ha, 74 hộ tham gia thực hiện tại xã Hát Lót, Cò Nòi, Chiềng Lương, Nà Bó. Diện tích cây ăn quả nhanh chóng phát triển với khoảng 1.400ha, năng suất, chất lượng vườn cây quả được nâng lên nhờ ứng dụng các tiến bộ KHCN như ghép (ghép nhãn chín muộn, thay thế một số cây ăn quả kém hiệu quả bằng giống xoài úc, Thái Lan, na dai), chọn lọc giống, chăn sóc, tưới ẩm, tưới nhỏ giọt… 

Thống kê toàn tỉnh Sơn La hiện có 44.666ha cây ăn quả, sản lượng năm 2017 cho thu hoạch khoảng 200.000 tấn quả. Việc tiêu thụ nông sản của nông dân chủ yếu nhờ "hữu xạ tự nhiên hương”. Các doanh nghiệp, HTX cũng năng động trong tìm kiếm mối tiêu thụ bằng cách đưa hàng về thẳng các điểm chợ đầu mối của thị trường Hà Nội như chợ Long Biên. Sản phẩm xoài, nhãn, bưởi… của Sơn La cho đến thời điểm này được thị trường đón nhận, giá cả ổn định và vấn đề tiêu thụ chưa ở mức dư thừa. 

Đặc biệt, tỉnh đã gắn phát triển nông sản sạch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với hình thành các chuỗi giá trị, quan tâm phát triển thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Kể từ năm 2017 đến nay, Sơn La đã tổ chức mời các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp liên kết với các HTX, liên hiệp HTX để hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mở các hội nghị chuyên đề về phát triển cây ăn quả và HTX của 112 xã khu vực 3 để ban hành cơ chế và chính sách đặc thù. Tổ chức hội nghị chuyên đề về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp năm 2018. Trước đó, trong năm 2017, tỉnh đã công bố thêm 3 thương hiệu sản phẩm gồm nhãn Sông Mã, cà phê Sơn La, Cam Phù Yên và 6 sản phẩm đã có thương hiệu là xoài tròn Yên Châu, Chè Shan tuyết Mộc Châu, rau an toàn Mộc Châu, chè Ô long Mộc Châu, Chè Tà Xùa, Mật ong Sơn La. Cũng trong năm đã xuất khẩu 12 đợt sản phẩm nông nghiệp với 6,77 tấn xoài tượng da xanh sang thị trường Úc, 0,5 tấn nhãn sang thị trường Mỹ, 4 tấn chanh leo tím sang thị trường Pháp, Thụy Sỹ và các nước EU, hơn 300 tấn rau xà lách cuộn Mỹ vào thị trường Hàn Quốc. 

Theo Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất, hiệu quả kinh tế - xã hội từ nông nghiệp đều khởi nguồn từ ứng dụng công nghệ cao, giúp tạo niềm tin để nông dân yên tâm sản xuất, đảm bảo cho các sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng bền vững trên thị trường. Mặt khác, với việc đa dạng hóa các sản phẩm nông sản, diện tích trồng sẽ còn tiếp tục được mở rộng và phát triển trong vùng quy hoạch vào các năm tới. "Lo xa”, đồng thời để tránh tình trạng phải "giải cứu” nông sản khi phát triển tới mức dư thừa, tỉnh đang tập trung thu hút và đầu tư vào công nghệ chế biến, cụ thể hiện nay tỉnh đã có nhà máy chế biến mía đường công suất 5.000 tấn mía cây/ngày và tận dụng nhiệt để phát điện 9MW; nhà máy chế biến 90.000 tấn sữa tươi/năm. Thu hút và đang đầu tư đưa vào sản xuất 6 nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu gồm nhà máy nước hoa quả cao cấp – tập đoàn TH; nhà máy gia vị mì ăn liền – Hàn Quốc; Nước chanh leo cô đặc xuất khẩu châu Âu - Tập đoàn NaFoods; chế biến cà phê tinh chất công nghệ Brazil; chế biến tinh bột sắn công nghệ Thụy Điển; nhà máy chế biến sản phẩm cao su.


Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục