(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc thực hiện xây dựng Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm xây dựng dự án tại các huyện, thành phố để phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh tế hợp tác, HTX và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Mô hình trồng ớt theo chuẩn liên kết ở xã Lạc Long, Lạc Thủy cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu: Mô hình tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị được xây dựng và phát triển theo hình thức liên kết, hợp tác, phối hợp từ khâu sản xuất (đảm bảo đầu vào) đến khâu tiêu thụ (đảm bảo đầu ra) có tiềm năng, khả năng duy trì, nhân rộng và phát triển đem lại lợi ích lâu dài cho các bên tham gia chuỗi liên kết.

Sản phẩm của dự án phải là sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng, lợi thế của địa phương, đem lại giá trị kinh tế cao, ổn định; nằm trong quy hoạch, đề án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có tiềm năng phát triển tạo thành vùng, liên kết vùng sản xuất tập trung. Các bên tham gia dự án liên kết theo chuỗi giá trị phải cam kết, đảm bảo trách nhiệm, yêu cầu về tài sản, vật tư, thiết bị, lao động và nguồn vốn đối ứng khi tham gia thực hiện dự án…

Đối tượng thực hiện các hoạt động hỗ trợ là doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân.

Các nội dung hỗ trợ của chương trình gồm: Đối với dự án xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới sẽ hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết, bao gồm: chi phí khảo sát đánh giá chuỗi giá trị, tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng quy trình kỹ thuật (sản xuất, chế biến, bảo quản), đánh giá thị trường, lập phương án và hỗ trợ phát triển thị trường. Tiền thuê đất để tích tụ ruộng đất, lãi suất vay ngân hàng. Đầu tư điện nước, nhà xưởng, máy móc, thiết bị sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm, hệ thống xử lý chất thải. Đầu tư về giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm. Tập huấn kỹ thuật sản xuất, nâng cao nghiệp vụ quản lý, quản trị chuỗi giá trị, năng lực quản lý hợp đồng và phát triển thị trường. áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ. Xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Xúc tiến thương mại, quảng bá và mở rộng thị trường…

Đối với dự án củng cố, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có được hỗ trợ như đối với dự án xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới nhưng không được hỗ trợ về tư vấn xây dựng liên kết.


                                                                                       P.V


Các tin khác


7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 351 triệu USD

(HBĐT)-Theo Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 của tỉnh ước đạt trên 52 triệu USD, tăng 0,5% so với tháng trước, lũy kế 7 tháng ước đạt trên 351 triệu USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ, đạt 58% kế hoạch năm.

Tháng 7, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.800 tỷ đồng

(HBĐT) - Tháng 7, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 2.850 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 7 tháng đạt 18.690 tỷ đồng, tăng gần 17% so với cùng kỳ, thực hiện 59% kế hoạch năm.

Huyện Lạc Thủy khai thác lợi thế giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thuỷ, giai đoạn 2016-2020, vụ chiêm xuân 2017, Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy đã phối hợp với Công ty cổ phần Giống nông nghiệp quốc tế thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa Bắc Hương 9.

Đã có kế hoạch định hướng phát triển cây có múi trên địa bàn

(HBĐT) - Theo phản ánh của cử tri, nhân dân huyện Cao Phong: Những năm gần đây, sản phẩm cây có múi (cam, quýt) trên địa bàn tỉnh tăng cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ lại hạn hẹp, thiếu ổn định. Đề nghị tỉnh có quy hoạch, định hướng cụ thể để sản phẩm cây có múi phát triển bền vững.

Ưu tiên hàng đầu là xử lý sự cố lưới điện vùng mưa lũ

(HBĐT) - Tính đến ngày 4/8/ 2018, đội xung kích của Công ty Điện lực Hòa Bình đã phối hợp cùng Điện lực Đà Bắc tiếp cận 14 TBA cuối cùng thuộc địa bàn xã Mường Chiềng để xử lý đường dây, dựng cột và cấp điện tạm thời, cơ bản hoàn tất việc cấp lại điện cho tất cả các trạm gặp sự cố mất điện do ảnh hưởng mưa lũ vừa qua.

Vùng nhãn Sơn Thủy sản lượng sụt giảm, giá thấp kỷ lục

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thăm vùng nhãn Sơn Thủy, Kim Bôi vào những ngày trung tuần tháng 8. Trái ngược với không khí phấn khởi vui mừng trong vụ nhãn được mùa, được giá của năm ngoái, cán bộ và người dân Sơn Thủy khá ưu tư khi nhãn chuẩn bị thu hoạch, song năng suất và sản lượng sụt giảm, giá lại thấp kỷ lục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục