Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam còn phải đối diện với nhiều khó khăn từ những leo thang căng thẳng thương mại trên toàn cầu, tỷ giá tăng cao và khối ngoại bán ròng..., nhưng nhiều công ty chứng khoán vẫn nhận định tuần giao dịch từ 13-17/8, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao
dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Thực tế, xu hướng tăng điểm của thị trường
chứng khoán đã được nối dài trong bốn tuần giao dịch liên tiếp. Kết thúc tuần
giao dịch (từ 6-10/8), VN-Index tăng 8,87 điểm lên 968,47 điểm; HNX-Index tăng
2,17 điểm lên 108,41 điểm.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng mạnh với các mã tiêu biểu như GAS
tăng 5,4%, PLX tăng 2,1%, PVD tăng 9%, PVS tăng 10,6%, PVC tăng 14,1%...
Mặc dù tính chung cả tuần thì nhóm cổ phiếu dầu khí có mức tăng mạnh, nhưng
trong nhiều thời điểm, nhóm cổ phiếu này đã liên tục xuất hiện dấu hiệu điều
chỉnh. Hơn nữa, cùng với việc giá dầu thế giới giảm, có lẽ nhóm cổ phiếu dầu
khí tuần tới sẽ điều chỉnh giảm trở lại.
Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường ngân hàng có mức tăng mạnh nhất trong các nhóm
cổ phiếu trên thị trường và là đầu tầu kéo cả thị trường đi lên. Hầu hết các mã
cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm đều tăng mạnh như: VCB tăng 8,5%, BID tăng
12,6%, CTG tăng 6,1%, ACB tăng 5,1%, SHB tăng 1,3%, LPB tăng 1,1%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có diễn biến rất tích cực với mức tăng mạnh và
thanh khoản cũng được cải thiện nhiều. Sự tích cực này có được kéo dài hay
không còn phải tùy vào diễn biến giao dịch của thị trường chung trong tuần giao
dịch tới.
Rõ ràng, xu hướng giao dịch chủ đạo của thị trường trong tuần tăng điểm vừa qua
là giằng co với biên độ dao động hẹp. Dễ dàng nhận ra rằng, không có sự đồng
thuận tăng trưởng của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, theo đó có những mã tăng mạnh
thì thị trường lại có những mã giảm mạnh.
Có những mã vốn hóa đứng tốp đầu thị trường tuần qua vẫn giảm sâu như VNM giảm
2,7%, VIC giảm 6,5%, VHM giảm 1,9%.
Thị trường tuần qua có được mức tăng điểm nhẹ là nhờ rất nhiều vào những thông
tin báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp. Nhưng tuần tới,
những thông tin hỗ trợ này sẽ giảm dần và thị trường sẽ không còn quá nhiều
động lực tăng trưởng từ những tin tốt do mùa báo cáo kết quả kinh doanh mang
lại.
Bên cạnh đó, những thông tin tiêu cực vẫn có thể tác động lớn đến thị trường là
cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang trở lại thời gian gần
đây.
Cụ thể, Chính phủ Mỹ ngày 7/8 đã thông báo vòng áp thuế trừng phạt 25% đầu tiên
với hàng hóa Trung Quốc, trị giá 50 tỷ USD, sẽ chính thức được áp đặt từ ngày
23/8 tới.
Theo thông báo, đã có thêm 279 mặt hàng mới của Trung Quốc sẽ bị áp đặt mức
thuế mới 25%, như xe máy, máy kéo, mạch điện, động cơ và nông cụ.
Dù động thái mới của Mỹ không gây nhiều ngạc nhiên, song nó đã củng cố quan
điểm rằng, dường như hai nền kinh tế lớn nhất đang không nỗ lực để giảm tranh
chấp thương mại hiện nay.
Về phía Trung Quốc, ngày 8/8, Bộ Thương mại nước này cũng thông báo sẽ áp mức
thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ có tổng trị giá 16 tỷ USD.
Các mặt hàng bị áp thuế gồm dầu mỏ, các sản phẩm thép, ôtô và thiết bị y tế.
Căng thẳng thương mại trên thế giới ngày càng được đẩy lên cao khi Tổng thống
Mỹ Donald Trump ngày 10/8 quyết định tăng gấp đôi mức thuế đối với thép và nhôm
nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong một tuyên bố đăng tải trên tài khoản Twitter, ông Trump cho hay sản phẩm
nhôm và thép của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu mức thuế mới lần lượt là 20% và 50%.
Sau thông báo này, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã sụt giảm mạnh hơn. Trong thời
gian gần đây, đồng lira liên tục trên đà mất giá do giới đầu tư lo ngại Thổ Nhĩ
Kỳ siết chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh đang xảy ra khủng hoảng ngoại
giao với Mỹ.
Căng thẳng thương mại leo thang đã ngay lập tức tác động rất lớn đến thị trường
chứng khoán thế giới. Chốt phiên ngày 10/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm
196,09 điểm (0,77%) xuống 25.313,14 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 20,3 điểm
(0,71%) xuống 2.833,28 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 52,67
điểm (0,67%) xuống 7.839,11 điểm.
Căng thẳng thương mại leo thang là nhân tố đã, đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến thị
trường chứng khoán. Bên cạnh đó, một thông tin rất đáng phải lưu tâm là vấn đề
tỷ giá.
Chỉ số US Dollar Index (Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa đồng USD với tiền
tệ của các quốc gia khác) cuối tuần qua đã tăng tới 0,73 điểm, tương đương với
mức tăng tới 0,76% lên 96,19 điểm.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp giúp kiểm soát thị trường ngoại
hối khá ổn định trong hơn hai năm qua, nhưng việc chỉ số US Dollar Index tăng
nhanh và mạnh sẽ gây áp lực lớn lên tỷ giá USD/VNĐ.
Thực tế, tỷ giá USD/ VND liên tục điều chỉnh đi xuống trong 3 ngày trước đó,
nhưng do chỉ số US Dollar Index bất ngờ tăng mạnh đã khiến tỷ giá USD/VND điều
chỉnh tăng vọt trở lại vào cuối phiên giao dịch chiều 10/8.
Cuối phiên giao dịch 10/8, giá USD được Vietcombank niêm yết giao dịch ở mức
23.260 VND (mua vào)-23.340 VND (bán ra), tăng 30 đồng so với sáng nay.
Trên thị trường tự do, giá mua bán USD cũng đã tăng lên mức 23.480 đồng-23.500
đồng. Dù đầu giờ sáng, giá USD trên thị trường này có lúc giảm sâu xuống còn
23.420 đồng/USD.
Câu hỏi đặt ra là việc USD tăng giá thì có ảnh hưởng như thế nào đối với thị
trường chứng khoán. Thực tế, khi đồng USD mạnh lên thì nhà đầu tư trong nước
rất có thể chuyển từ kênh đầu tư chứng khoán sang lướt sóng hoặc thậm chí đầu
tư dài hạn vào đồng USD.
Những nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không
mong muốn việc tiền đồng bị giảm giá mạnh so với USD, vì việc này sẽ khiến các
khoản đầu tư của họ muốn chuyển sang USD có thể bị lỗ về mặt tỷ giá. Vì vậy,
nếu đồng USD có xu hướng tăng mạnh thì nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ rút bớt
vốn khỏi thị trường chứng khoán.
Điều này phần nào giải thích xu hướng bán ròng của khối ngoại trong thời gian
gần đây. Tuần qua, khối ngoại mua ròng chỉ hơn 18,9 tỷ đồng trên sàn HNX, nhưng
bán ròng tới 738,5 tỷ đồng trên HOSE. Như vậy, sau 6 tuần bán ròng liên tiếp
trên HOSE, giá trị bán ròng cổ phiếu của khối này đã lên tới hơn 4.095,7 tỷ
đồng.
Theo giới quan sát, mặc dù có nhiều thông tin tiêu cực tác động tới thị trường,
nhưng tuần tới thị trường cũng sẽ có những thông tin khá "nặng ký” hỗ trợ.
Cụ thể, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service ngày 10/8 đã nâng mức
xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam
từ B1 lên Ba3 và điều chỉnh triển vọng từ tích cực sang ổn định.
Đánh giá của Moody’s được đưa ra dựa trên tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ với sự
hỗ trợ từ việc sử dụng ngày càng hiệu quả lực lượng lao động và nguồn vốn trong
nền kinh tế. Bên cạnh đó, Moody's cũng dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng
trưởng 6,4%/năm trong giai đoạn 2018-2022.
Ngoài thông tin tích cực trên, những diễn biến giao dịch của thị trường vẫn cho
thấy một chiều hướng tích cực. Thị trường tăng điểm đi kèm với thanh khoản được
cải thiện (trung bình gần 4.900 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên cả hai sàn).
Thanh khoản là bệ đỡ vững chắc cho thị trường, thanh khoản cải thiện đồng nghĩa
với việc tâm lý nhà đầu tư cũng được cải thiện theo hướng tích cực.
Như vậy, thị trường hiện đang chịu tác động của rất nhiều thông tin cả tốt lẫn
xấu. Nếu theo góc nhìn kỹ thuật thì thị trường có vẻ đang "rất ổn,” nhưng thực
tế là xu hướng thị trường hiện rất khó đoán định khi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
trong tuần giao dịch tới.
Mặc dù vậy, dưới góc nhìn của công ty chứng khoán, thị trường vẫn đang trong đà
tăng điểm và VN-Index đang có động lực để hướng về mục tiêu mốc tâm lý 1.000
điểm.
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC nhận định: "Thị trường đã có
tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp, giúp Vn-Index củng cố đà tăng điểm ngắn hạn.
Vùng kháng cự tiếp theo của chỉ số này nằm ở vùng 980 - 1.000 điểm. Chúng tôi
cho rằng đà hồi phục sắp tới có thể sẽ diễn ra với độ dốc thoải đi kèm diễn
biến phân hóa ở các nhóm cổ phiếu."
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC:
"Thị trường đang trong quá trình hồi phục ngắn hạn tiến đến vùng tâm lý
980 - 1.000 điểm và nhà đầu tư vẫn có cơ hội giải ngân từng phần tại các cổ
phiếu đang có dòng tiền chảy vào như dầu khí và ngân hàng."
Công ty cổ phần chứng khoán FPT - FPTS nêu quan điểm: "Trong tuần tới, VN-Index
vẫn được nhận định là đi lên với mục tiêu là khu vực mốc tâm lý 1.000
điểm"./.
TheoVietnamplus
Ngày 8-8, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị "Ðịnh hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu". Cùng dự, có Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển; các hiệp hội, doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh vừa hoàn thành khai giảng 7 lớp đào tạo nghề, trong đó có 6 lớp trồng cây ăn quả có múi và 1 lớp dạy nghề nuôi cá lồng cho hội viên nông dân trên địa bàn các xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), Đoàn Kết (Yên Thủy), Tân Phong (Cao Phong), thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), Phúc Tiến (Kỳ Sơn), Thung Khe (Mai Châu) và Lỗ Sơn (Tân Lạc).
(HBĐT)-Theo Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 của tỉnh ước đạt trên 52 triệu USD, tăng 0,5% so với tháng trước, lũy kế 7 tháng ước đạt trên 351 triệu USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ, đạt 58% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Tháng 7, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 2.850 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 7 tháng đạt 18.690 tỷ đồng, tăng gần 17% so với cùng kỳ, thực hiện 59% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Thuỷ, giai đoạn 2016-2020, vụ chiêm xuân 2017, Phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy đã phối hợp với Công ty cổ phần Giống nông nghiệp quốc tế thực hiện mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa Bắc Hương 9.
(HBĐT) - Theo phản ánh của cử tri, nhân dân huyện Cao Phong: Những năm gần đây, sản phẩm cây có múi (cam, quýt) trên địa bàn tỉnh tăng cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ lại hạn hẹp, thiếu ổn định. Đề nghị tỉnh có quy hoạch, định hướng cụ thể để sản phẩm cây có múi phát triển bền vững.