Các gian hàng bán sản phẩm cây ăn quả có múi tại Hội chợ và Lễ hội được người tiêu dùng quan tâm.
Cùng đoàn công tác của các bộ, ngành T.Ư và địa phương tìm hiểu tình hình SX-KD ở những gian hàng của tỉnh ta và nhiều tỉnh, thành phố, đồng chí Nguyễn Xuân Cường phấn khởi đánh giá: Hội chợ và Lễ hội được tổ chức vào thời điểm các nông sản của Việt Nam phát triển theo hướng hội nhập sâu rộng, đặc biệt là trình độ sản xuất hàng hóa của bà con được nâng lên nhiều. Sau hơn 1 năm tập trung khuyến nghị thực hiện theo các điều kiện yêu cầu của sản phẩm, đây là lần đầu tiên tỉnh Hòa Bình công bố 24 sản phẩm OCOP. Sự kiện này là tín hiệu vui, chứngtỏ trình độ sản xuất của người nông dân được nâng lên một bước. Thông qua Hội chợ và Lễ hội cho thấy tiềm năng phát triển nông sản hàng hóa của nước ta, trong đó có tỉnh Hòa Bình là rất lớn. Các nhóm sản phẩm trụ cột quốc gia, đặc biệt là nhóm nông sản đặc sản ở mỗi làng, xã, địa phương khá phong phú, dồi dào. Từ thực tế sản xuất đã khẳng định, nếu như liên kết của 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nông dân) thật tốt, chúng ta sẽ làm nên được nhiều nông sản tốt, giá thành phù hợp và chất lượng cao, không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn cho thị trường xuất khẩu ngày một cao hơn.
Hội chợ vàLễ hộinăm 2019 có gần 300 gian hàng của các tỉnh, thành phố với hơn 4.000 loại sản phẩm. Trong đó, tỉnh ta có gian hàng của tất cả các huyện, thành phố và nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia quảng bá sản phẩm cây ăn quả có múi như cam, bưởi, quýt và nhiều nông sản đặc trưng của các địa phương được nhiều người biết đến như: mía tím, rau hữu cơ, củ cải trắng, gà đồi, lợn bản, cá sông Đà, các sản vật của núi rừng như hạt giổi, mật ong, chè các loại, sản phẩm dược liệu... Đặc biệt, các sản phẩm OCOP được giới thiệu tại Hội chợ và Lễ hội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, làm phong phú thêm bức tranh nông nghiệp khu vực phía Bắc.
Say sưa lựa chọn những trái cam, bưởi căng mọng, chị Bùi Thị Mai đến từ tỉnh Phú Thọ không quên mua về bó rau su su non mơn mởn và con gà ri đã làm sạch vừa được công nhận sản phẩm OCOP. Chị Mai chia sẻ: Thật thích mắt, nhìn thấy cái gì tôi cũng muốn mua. Các sản phẩm đều có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo ATTP, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Thấy các gian hàng cây ăn quả có múi giới thiệu quy trình trồng cam sạch, chỉ bón bằng đậu tương, ủ men cá; có cả loại cam trứng được chăm bón bằng trứng gà khiến người tiêu dùng rất yên tâm khi mua sản phẩm. Hội chợ và Lễ hội này thực sự là điểm hẹn hấp dẫn với người dân.
Đánh giá về hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản đặc sản, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Bộ NN&PTNT đánh giá rất cao tỉnh Hòa Bình cũng như các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là bà con nông dân đã chủ động trong xúc tiến thương mại. Tỉnh Hòa Bình vừa khai trương Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản. Đây là tín hiệu rất vui cho thấy địa phương đã coi trọng ứng dụng công nghệ cao vào truy xuất nguồn gốc ngay từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu bán hàng. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất hàng hóa của người dân đã được nâng cao từ việc áp dụng xây dựng vùng nguyên liệu sạch cho đến tổ chức sản xuất hàng hóa, mẫu mã, bao bì. Thông qua đó đã nói lên rằng, giờ đây, bà con không chỉ sản xuất nhiều mà là quan tâm sản xuất nông sản sạch nhất để đưa ra sản phẩm hàng hóa tốt nhất, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Có thể nói, với vị trí địa lý thuận lợi và nhiều loại nông sản ưu thế, tỉnh ta có lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, có giá trị cao để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với xây dựng NTM. Đến nay, tỉnh ta đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung các sản phẩm lợi thế. Điển hình là diện tích cây ăn quả có múi hiện có 10,5 nghìn ha, chiếm 83% diện tích cây ăn quả của tỉnh. Diện tích kinh doanh 7,4 nghìn ha, sản lượng hơn 15 vạn tấn, trong đó, cam hơn 9 vạn tấn; bưởi 5,2 vạn tấn với các loại bưởi đỏ, da xanh, bưởi Diễn.
Hiện đã có trên 10% diện tích cây ăn quả có múi được chứng nhận VietGAP; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha từ 450-500 triệu đồng, là yếu tố chính tăng giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng trọt đạt 135 triệu đồng/ha cũng như tăng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 6,2% năm 2019.
Bình Giang
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận định, thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày càng bền vững hơn. Đồng thời Bộ trưởng cũng cho biết nghiêm túc tiếp thu ý kiến phát biểu của các Đại biểu Quốc hội về thu, chi NSNN.