(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, đan xen giữa những thuận lợi và khó khăn, thách thức trước diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng gắn với đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân. Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực thực hiện với quyết tâm cao nhất đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.


Hàng năm, UBND tỉnh và các sở, ngành đều tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, là giao điểm thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và cả phía Nam thông qua hệ thống đường bộ phát triển. Trong tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú; tài nguyên nước mặt tập trung, trữ lượng lớn; tài nguyên đất đai dồi dào, độ màu mỡ cao, quỹ đất chưa sử dụng lớn, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi là tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp sạch. Đặc biệt, Hòa Bình có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống gắn với các bản làng còn mang đậm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Mông, Dao; có các khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều hang động kỳ vỹ... thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng...

Từ những thế mạnh trên, cùng với lợi thế về vị trí khá thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông được cải thiện, hạ tầng khu, cụm công nghiệp được xây dựng, Hòa Bình có tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp sạch và phát triển các loại hình du lịch. Đồng thời, tỉnh cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Với quyết tâm đổi mới, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, những năm qua, UBND tỉnh đặc biệt coi trọng chỉ đạo, điều hành thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện, qua đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh xây dựng kế hoạch/chương trình hành động cụ thể hóa nhiệm vụ. Định kỳ Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức họp, kiểm điểm từng phần việc đã giao, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế tạo nên "điểm nghẽn" trong môi trường đầu tư của tỉnh.

Hằng năm, lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã nhân dịp đầu xuân và tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để lắng nghe, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm kịp thời giải quyết các thủ tục về đầu tư, kinh doanh, tạo sự đồng thuận với doanh nghiệp trên tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành thực hiện rà soát, công bố danh mục các thủ tục hành chính mới ban hành, danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; danh mục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư đất đai, xây dựng, kinh doanh của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính cũng như các quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.

Tỉnh đã thành lập, đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch. Hiện đại hóa nền hành chính, triển khai thực hiện xây dựng chính quyền điện tử. Xây dựng và đưa vào hoạt động phần mền theo dõi, giám sát các cơ quan chuyên môn thực hiện công việc được giao. Hằng tháng, quý, năm tổ chức kiểm điểm kết quả thực hiện, làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

UBND tỉnh yêu cầu người đứng đầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị được giao từng chỉ số thành phần trong Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Nâng cao nhận thức và tạo sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, từng bộ phận, đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức, viên chức về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Lương Sơn gặp gỡ, động viên Ban lãnh đạo và công nhân lao động Công ty TNHH HNT ViNa tại KCN Lương Sơn nhân dịp đầu xuân 2020.

Với quyết tâm chính trị cao, kết quả thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp của tỉnh đã đạt được kết quả quan trọng. Trong 5 năm qua đã thu hút được 284 dự án đầu tư, trong đó có 17 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 47.965 tỷ đồng (vốn đầu tư trong nước khoảng 41.624 tỷ đồng, vốn FDI khoảng 275,7 triệu USD). Có 2.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 30.000 tỷ đồng và 290 hợp tác xã thành lập mới. Đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã tăng gấp 2 lần so với năm 2015, đạt 3.800 doanh nghiệp và 360 hợp tác xã. Đặc biệt là từ những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, những năm gần đây, chỉ số PCI của tỉnh liên tục tăng điểm. Năm 2019 đạt 63,84 điểm, tăng 2,11 điểm so với năm 2018, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố. Đây là năm có điểm số cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên tỉnh ta được xếp vào nhóm điều hành khá.

Kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, song phải thẳng thắn đánh giá, tỉnh ta chưa thu hút được dự án lớn có năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và hàm lượng giá trị gia tăng cao, tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế. Công tác quy hoạch nhìn chung chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các ngành, thiếu tầm nhìn chiến lược, nhất là quy hoạch ngành, lĩnh vực còn chồng chéo, chưa sát với yêu cầu của nhà đầu tư. Tỉnh thiếu đất sạch để thu hút các dự án đầu tư...

Nhằm tạo sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững, UBND tỉnh đã và đang quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành liên quan sớm hoàn thiện việc lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, hoàn thiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng hai bên đường Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình. Chỉ đạo UBND thành phố Hòa Bình triển khai thực hiện lập quy hoạch chung xây dựng thành phố. UBND các huyện chú trọng rà soát quy hoạch chung xây dựng thị trấn, trong trường hợp cần thiết thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu lập Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 cấp tỉnh, Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện. Quan tâm tạo quỹ đất sạch ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư đến với tỉnh. Tích cực, chủ động hơn nữa trong cải cách thủ tục hành chính tinh gọn, minh bạch. Nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý nghiêm cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp… Tất cả hướng tới mục tiêu chung vì sự phát triển của tỉnh, đưa Hòa Bình trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.



Bùi Văn Khánh
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Các tin khác


Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp với tư duy "con trâu đi trước, cái cày theo sau”, sản phẩm là lúa, ngô, khoai, sắn. Suy nghĩ đó giờ đã quá lạc hậu, bởi nông nghiệp của tỉnh hiện nay là ngành sản xuất hàng hóa, hướng tới thị trường bằng sản phẩm lợi thế. Và mục tiêu cách mạng là xây dựng nền nông nghiệp xanh, thông minh, liên kết theo chuỗi, giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) văn minh.

Sức sống mới trên quê hương Mường Động

(HBĐT) - Khép lại nhiệm kỳ 2015 - 2020 với nhiều khó khăn, thách thức bằng những kết quả, thắng lợi đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực đã mang lại niềm tin, sự phấn khởi, tin tưởng, lan tỏa trong các tầng lớp cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Kim Bôi.

Huyện vùng cao Đà Bắc nỗ lực vượt khó

(HBĐT) - Xóa tình trạng "huyện trắng” về xây dựng NTM, bài toán thoát nghèo đã từng bước tìm được lời giải khi nhiều hướng phát triển kinh tế đang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những sự chuyển biến tích cực đó là nhờ nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc trong hành trình vượt khó.

Huyện Lương Sơn hướng tới vùng kinh tế năng động

(HBĐT) - "Nhiệm kỳ 2015-2020 là một nhiệm kỳ thành công của Đảng bộ và Nhân dân huyện Lương Sơn, thực hiện được 2 nhiệm vụ lớn, quan trọng là xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, về sớm hơn 1 năm so với nghị quyết của Tỉnh ủy. Với quyết tâm chính trị cao, huyện đang hành động để hướng tới mục tiêu xây dựng huyện trở thành vùng kinh tế năng động, cơ bản đạt tiêu chí thị xã vào năm 2025" - đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định.

Huyện Lạc Thủy: Hành trình mới ở vùng kinh tế động lực

(HBĐT) - "Với quyết tâm chính trị được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động mang tính chất đột phá, Đảng bộ huyện Lạc Thủy đặt nhiều kỳ vọng vào nhiệm kỳ 2020 - 2025. Mục tiêu phấn đấu là đưa huyện vươn lên vị trí tốp đầu phát triển, tiếp tục xứng đáng nằm trong vùng động lực kinh tế tỉnh Hòa Bình” - đồng chí Bùi Văn Trường, Bí thư Huyện ủy Lạc Thủy nhấn mạnh.

Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại

(HBĐT) - "Lên Hòa Bình bây giờ nhanh thật đấy. Chưa kịp chợp mắt đã đến nơi”. Nghe lời chào dí dỏm của nhóm bạn thời đại học sau nhiều năm hội ngộ mà thấy lòng vui vui. Cũng phải thôi, cái thời sinh viên mời bạn bè về quê chơi, đi chưa đến 70 cây số mà mất tới 2 tiếng rưỡi đồng hồ, bởi đường sá đông đúc, chật hẹp, thỉnh thoảng người lại giật nảy bởi những ổ gà trên mặt đường. Chả thế mà cô bạn người Hà Nội say xe lả lướt đã nói dỗi "lần sau không đi Hòa Bình nữa đâu”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục