(HBĐT) - Trong tháng 5/2021, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Cục QLTT tỉnh) phối hợp Công an huyện Đà Bắc, Phòng PA07 (Công an tỉnh) kiểm tra cơ sở kinh doanh do ông Bùi Đình Giang, tiểu khu Bờ, thị trấn Đà Bắc làm chủ. Qua kiểm tra phát hiện 750 đôi giày vải các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ, 2.100 sạc dự phòng điện thoại và 980 đồng hồ đeo tay không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm (theo giá niêm yết tại cơ sở) gần 130 triệu đồng. Căn cứ theo quy định, vụ việc đã được lực lượng QLTT trình Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt 49 triệu đồng.


Siêu thị AP Plaza (TP Hòa Bình) bảo đảm chất lượng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Hiện nay, thị trường hàng hóa khá phong phú, đa dạng, tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng có nhãn hiệu, nguồn gốc rõ ràng, thời gian qua vẫn còn tình trạng một số tổ chức, cá nhân vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra với mức độ nhỏ lẻ. Các hành vi vi phạm về gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ chủ yếu tại khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi. Ngoài hình thức trà trộn hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ với các hàng hóa khác, hoặc xuống hàng, gom hàng tại  kho nơi địa bàn hẻo lánh vận chuyển dần đi tiêu thụ, các đối tượng còn chuyển hướng kinh doanh, vận chuyển hàng qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng.

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, từ đầu năm đến nay, Cục QLTT tỉnh đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc chủ động thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, ổn định thị trường. Tăng cường quản lý theo địa bàn, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Vận động người dân ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu, chấp hành quy định về niêm yết giá. Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để tăng giá thụ lợi bất hợp pháp. Trong 6 tháng đầu năm, đã có 253 cơ sở thực hiện ký cam kết chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh. Lực lượng QLTT tổ chức vận động, tuyên truyền 256 cơ sở kinh doanh không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo VSATTP, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Cùng với đó, bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và của tỉnh, Cục QLTT tỉnh chỉ đạo các Đội QLTT thường xuyên nắm bắt thông tin, quản lý địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu và gian lận thương mại, đặc biệt tại các điểm tập kết lên xuống hàng hóa, bến xe và các tuyến quốc lộ. Kết quả, 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã phối hợp kiểm tra, xử lý 184 vụ, xử phạt vi phạm hành chính gần 460 triệu đồng, tổng trị giá hàng hóa tịch thu trên 97 triệu đồng.

Đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: 6 tháng qua, mặc dù tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, song với tinh thần trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc, công tác phối hợp giữa lực lượng QLTT với các lực lượng chức năng ngày càng được quan tâm, đạt được một số kết quả khả quan. Không để xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá quá mức, góp phần ổn định thị trường và bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Đã phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, VSATTP và các hành vi gian lận thương mại khác. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi hơn nữa, người tiêu dùng cũng cần phải có ý thức tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các quyền đã được pháp luật quy định.

Thu Hằng


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục