(HBĐT) - Sáng 21/7, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện và Nhân dân thôn Lão Nội, Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy.
Lãnh đạo UBND huyện Lạc Thuỷ đối thoại trực tiếp với Nhân dân thôn Lão Nội và Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa.
Khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy được cấp phép đầu tư năm 2016 với tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Pacific Hòa Bình làm chủ đầu tư. Tổng diện tích GPMB của dự án là 120 ha, trong đó, diện tích Nhà nước thu hồi 50,1 ha; diện tích thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất 69,9 ha, gồm: 929 thửa đất các loại và 83 ngôi mộ nằm trong phạm vi dự án cần phải di dời. Tính đến thời điểm hiện tại, đã thu hồi, thỏa thuận được gần 100 ha, còn 20 ha Nhân dân chưa đồng thuận với giá đền bù.
Tại buổi đối thoại trực tiếp cũng như tổng hợp ý kiến từ hội nghị các thôn, Nhân dân thôn Lão Nội, Lão Ngoại đã có ý kiến đề nghị như: Giá đền bù của các loại đất (đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất thổ cư, đất trồng cây lâu năm) còn thấp, đề nghị tăng giá đền bù; đề nghị cấp đất ở khi người dân chuyển nhượng đất thổ cư lại cho dự án; mong muốn được hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chính sách ưu đãi phát triển kinh tế hộ, tạo việc làm cho người dân địa phương khi dự án đi vào hoạt động.
Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, khách quan, tại buổi đối thoại, đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện đã tiếp thu, làm rõ các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân và mong nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân để dự án sớm triển khai xây dựng. Đồng thời, đề nghị các ngành chức năng và xã Phú Nghĩa tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền cho Nhân dân về lợi ích của dự án; phối hợp trong kiểm đếm, hoàn thiện thủ tục thu hồi, chuyển nhượng đất; nghiên cứu các đề nghị của người dân liên quan đến xây dựng nghĩa trang, khu tái định cư và giải quyết việc làm cho người dân.
T.S
Từ 12 giờ ngày 20/7, TP Hồ Chí Minh cho tạm dừng thu phí và miễn phí tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ để hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19. Đây là nội dung trong văn bản của UND TP Hồ Chí Minh gửi sở ngành và các chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án liên quan sáng 20/7.
(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã triển khai dự án nhà ở xã hội (NƠXH) và được nhiều người dân quan tâm, nhất là những người có thu nhập thấp. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tích cực triển khai công tác cho vay NƠXH trên địa bàn.
(HBĐT) - "Ngân sách Nhà nước (NSNN) là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, bởi vậy cần huy động ở mức cao nhất nguồn thu vào NSNN theo quy định của pháp luật để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên, bảo đảm ổn định lâu dài; đồng thời mở rộng nguồn thu, bảo đảm thu đúng, đủ và bền vững…”. Đó là quan điểm chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy về tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
(HBĐT) - Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác lập Quy hoạch tỉnh (QHT) Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã ban hành Thông báo Kết luận số 01-TB/BCĐ tại hội nghị ngày 1/7/2021.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các loại hình thiên tai như: Giông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, nhất là ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn kèm giông lốc đã làm hư hỏng nhà ở, hoa màu và một số công trình công cộng trên địa bàn các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn.
(HBĐT) - Giao thông đi lại khó khăn, thu nhập người dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhà văn hóa còn thiếu, trường học chưa đồng bộ… là những khó khăn, thách thức trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn). Sau 11 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay xã mới đạt 10/19 tiêu chí NTM.