(HBĐT) - Với vị ngọt thanh đạm, thơm ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, gồm cả vị chay và mặn, nấm sò trắng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa chuộng. Tại trang trại của HTX An Sinh, xã An Bình (Lạc Thủy), loại nấm này được trồng, chăm sóc hoàn toàn hữu cơ. Với chất lượng, triển vọng phát triển kinh tế, nấm sò trắng là 1 trong 3 sản phẩm được huyện Lạc Thủy lựa chọn tham gia Chương trình OCOP năm 2021.

 


Sản phẩm nấm sò trắng của HTX An Sinh, xã An Bình (Lạc Thủy) được sản xuất theo quy trình hữu cơ.

Chị Đinh Thị Huệ, Giám đốc HTX An Sinh cho biết: Năm 2019, HTX được Hội Nông dân (HND) tỉnh lựa chọn tham gia Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II). Các thành viên HTX được tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng kinh doanh; hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; tham gia các lớp nghề để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. Được tham gia các lớp đào tạo nghề do huyện và HND phối hợp tổ chức, nhận thấy nấm sò trắng có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp trồng xen dưới tán rừng và cả trong trang trại, chi phí đầu tư không cao, gia đình tôi cùng 3 hộ thành viên HTX quyết định trồng thêm nấm sạch. Qua đó, vừa giúp các hộ tăng thu nhập, vừa tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. 

Nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là các phụ phẩm nông, lâm nghiệp như: Mùn cưa và các loại cây thân gỗ, rơm, rạ, cám gạo, cám ngô…; thời gian từ lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoạch khoảng 3 tháng. Để nấm cho năng suất cao cần phải nắm vững kỹ thuật trồng, trong đó khâu chọn phôi là quan trọng nhất, vì sẽ quyết định đến chất lượng thành phẩm. Tại các trang trại trồng nấm của HTX An Sinh, nguyên liệu trồng nấm được trộn và ủ sau 3 tháng mới đóng bịch, sau đó hấp bịch trong 48 tiếng. Trại nấm phải luôn thoáng mát; nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo; ánh sáng phân bố phù hợp, không để ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào trại để nấm phát triển bình thường. Quá trình sản xuất theo mô hình khép kín, không dùng hóa chất để cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Phát triển mô hình sản xuất mới đúng thời điểm huyện đang đẩy nhanh tiến độ phát triển các sản phẩm OCOP, đây là cơ hội cho sản phẩm nấm của HTX An Sinh. Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, mô hình bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt. Với nhiều lợi ích đối với sức khỏe người tiêu dùng như: Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, cải thiện hệ tim mạch, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, hương vị thơm ngon nên sản phẩm nấm sò trắng sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó, cung không đủ cầu. Năm 2020, với tổng diện tích trang trại 1 ha và 5 hộ thành viên trồng nấm, sản lượng thu hoạch đạt trên 40 tấn, giá bán 23 nghìn đồng/kg; doanh thu từ trồng nấm trên 920 triệu đồng. Thu nhập của các hộ thành viên đạt từ 80 - trên 100 triệu đồng/hộ/năm.

Hiện, sản phẩm nấm sạch được dán tem truy xuất nguồn gốc nên có thị trường tiêu thụ khá tốt, từng bước xây dựng được thương hiệu. HTX giải quyết việc làm cho khoảng 15 lao động địa phương với thu nhập ổn định khoảng 4 triệu đồng/ người/tháng. Nói về dự định trong thời gian tới, chị Đinh Thị Huệ cho biết: Trước mắt, để mở rộng sản xuất, khẳng định chỗ đứng trên thị trường, trong tháng 8 - 9, HTX có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất thêm 3 trang trại trồng nấm với diện tích mặt bằng khoảng 1.500 m2; không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuyệt đối VSATTP để trong năm nay trở thành sản phẩm OCOP; thực hiện tốt mục tiêu liên kết theo chuỗi để nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên cũng như người lao động.

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Trồng nấm sò trắng là mô hình tương đối mới đối với nông dân xã An Bình. Đây là mô hình cho thu nhập khá, phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Ngoài hỗ trợ HTX An Sinh xây dựng sản phẩm nấm sò trắng trở thành sản phẩm OCOP trong năm nay, huyện tiếp tục phối hợp với ngành chuyên môn mở các lớp dạy nghề, chuyển giao KHKT về trồng nấm cho nông dân.

 Thu Hằng

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục