(HBĐT) - Ngày 16/9, Sở NN&PTNT và Sở Công Thương tổ chức ký kết Chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021-2025.



Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT và Sở Công Thương ký kết Chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025.

Chương trình phối hợp được ký kết nhằm phát huy vai trò quản lý Nhà nước của 2 Sở, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, đảm bảo công tác tham mưu cho tỉnh được kịp thời và sự chỉ đạo, điều hành của 2 Sở được thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong công tác phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, chương trình phối hợp góp phần nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng, khẳng định thương hiệu nông sản của tỉnh tại thị trường trong nước và quốc tế; tập trung chú trọng vào công tác sản xuất gắn với thị trường, phát triển thị trường trong nước, trọng tâm là TP Hà Nội và hướng tới xuất khẩu.

Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển của từng ngành, nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, phù hợp với chức năng, quyền hạn, 2 Sở thống nhất phối hợp thực hiện các nội dung trọng tâm gồm: Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm; công nghiệp hóa nông nghiệp; thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thuỷ sản; quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản… 

Theo chương trình đã ký kết, 2 Sở thống nhất giao Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản tỉnh và Phòng Quản lý thương mại là đơn vị đầu mối chủ trì, chủ động phối hợp với các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc để trao đổi, thống nhất tham mưu cho lãnh đạo 2 Sở trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai. Định kỳ hàng năm, 2 Sở luân phiên chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết nhằm đánh giá kết quả và đề xuất bổ sung nội dung chương trình phối hợp phù hợp với tình hình thực tiễn.

T.H

Các tin khác


Cần sự đồng thuận tháo điểm nghẽn trong thu hút đầu tư

(HBĐT) - Đó là một trong những yêu cầu đầu tiên của Thường trực Tỉnh ủy để tháo gỡ điểm nghẽn trong thu hút đầu tư (THĐT), khi nhìn nhận nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém chủ yếu thuộc về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước (CQQLNN).

Kinh tế Việt Nam dự báo phục hồi mạnh mẽ từ cuối quý III

Theo đại diện của World Bank, kinh tế Việt Nam đã chứng minh được sự bền bỉ và năng động trong thời gian qua.

Cựu chiến binh xã Thanh Hối thi đua làm kinh tế giỏi

(HBD - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Thanh Hối (Tân Lạc) thi đua phát triển kinh tế, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Theo thống kê, toàn xã có 303 hộ CCB có mức sống khá, giàu, chiếm 69%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,46%, thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/người/năm.

Sức sống hàng Việt: Bệ đỡ quan trọng cho doanh nghiệp trong nước

Tiếp tục khơi thông thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm ổn định sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Gỡ các nút thắt đang làm giảm đà tăng trưởng tại 2 vùng kinh tế lớn

2 vùng kinh tế lớn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do COVID-19, cần gỡ các nút thắt để tăng trưởng.

Hiệp định RCEP dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2022

Bên lề Hội nghị tham vấn giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các đối tác đối thoại, tối 15/9, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh về những ưu tiên của ASEAN trong hợp tác kinh tế và nội dung thảo luận về việc phê chuẩn và dự kiến đi vào thực thi đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục