(HBĐT) - Tết Nguyên đán đang đến gần, đây cũng là thời điểm thị trường tiêu thụ mạnh các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết. Nhằm chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 



Phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP Hoà Bình đã chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân. 

Theo thông tin từ Sở Công Thương, trước nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết, sở đã ra văn bản đề nghị các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh có kế hoạch dự trữ để đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân với giá hợp lý, chất lượng. Trong đó, các nhóm mặt hàng cần đảm bảo cung - cầu như: lương thực (gạo); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, rau, củ, quả tươi); thực phẩm chế biến (giò chả, nem, xúc xích); thực phẩm khô, thực phẩm công nghệ (đường, sữa, bánh kẹo, mứt, dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, nước chấm, bột canh, mì, phở khô); các nhóm hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán (mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát...); nhóm năng lượng (xăng, dầu, chất đốt).

Đồng chí Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương cho biết: Sở đã có kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay dự trữ hàng hoá thiết yếu để thực hiện bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá đến các khu dân cư, khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho người dân khu vực khó khăn, có thu nhập trung bình và thấp. 

Có đại lý bán hàng thiết yếu tại xóm Thang, xã Thạch Yên (Cao Phong), từ cuối tháng 11, chị Quách Thị Hằng đã nhập nhiều mặt hàng như bánh, mì tôm, dầu ăn, nước mắm, bia, nước ngọt để sẵn sàng cung ứng vào dịp Tết cho người dân trong xóm. Chị Hằng cho biết: Bà con ở đây nhiều hộ khá xa trung tâm, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy, vào dịp cuối năm, tránh để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá hoặc tăng giá, gia đình chủ động nhập hàng Tết, hàng thiết yếu từ sớm. 

Dịp Tết cũng là thời điểm nhu cầu hàng nông sản, thực phẩm tăng mạnh. Để đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023, ngành NN&PTNT phối hợp các huyện, thành phố theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch sản phẩm nông, lâm, thủy sản đúng thời vụ. Theo đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian tới, ngành đã có kế hoạch theo dõi sát sao diễn biến tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, không để tình trạng tăng giá đột biến, có biện pháp bình ổn các mặt hàng; phối hợp chặt chẽ với các ngành đẩy mạnh công tác thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình. 

Để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí tại các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các đơn vị sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hoá là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất, hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá. Tăng cường theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường, nhất là tại các địa điểm tiêu thụ tập trung, nơi đông dân cư, không để xảy ra hiện tượng lợi dụng thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán để tăng giá dây chuyền, ảnh hưởng đến KT-XH và đời sống Nhân dân. Phối hợp tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tăng cường lưu thông hàng hoá. Chủ động đề xuất các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp cần thiết để giữ ổn định thị trường, giá cả, đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH và ổn định đời sống Nhân dân. 


Đinh Hòa

Các tin khác

Không có hình ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công đồng loạt 12 dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Sáng 1/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công 12 dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) và phát động Tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công.

Cao Phong - ngọt thơm mùa cam chín

(HBĐT) - "Đến với huyện Cao Phong thời điểm cuối năm, tôi rất ấn tượng bởi nơi đây sở hữu nhiều giá trị của một miền quê đáng sống với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, cuộc sống bình yên, con người thân thiện. Đặc biệt, vào thời điểm này, nơi đây tràn đầy vị ngọt thơm, tươi mát của các loại cam…”, đó là chia sẻ của anh Quách Văn Dũng - du khách đến từ huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển nông nghiệp xanh theo hướng bền vững

(HBĐT) - Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, GlobalGap, chăn nuôi an toàn sinh học… được áp dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nhằm hướng đến nền nông nghiệp xanh, bền vững. Thông qua áp dụng các quy trình, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất đã giúp sản phẩm nông nghiệp của tỉnh nâng cao chất lượng, sản lượng. Qua đó tăng hiệu quả kinh tế, tạo môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Chuyển động thu hút đầu tư

(HBĐT) - Với hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện đã giúp hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Một số thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2022

(HBĐT) - Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã giúp KT-XH của tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể:

Sức sống thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Năm 2022, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hoà Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT -XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục