Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.
Mô hình trồng dưa của anh Hà Văn Thái, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ (Mai Châu) cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm.
Giờ đây có lẽ người dân huyện Mai Châu ai cũng biết đến thương hiệu dưa hấu Mai Hạ. Dưa hấu bén duyên với vùng đất này từ lâu, với đặc trưng quả to, ruột đỏ, vị ngọt hơn so với dưa ở các vùng khác nên được tư thương nhiều nơi tới thu mua. Anh Hà Văn Thái ở xóm Chiềng Hạ là một trong những hộ đầu tiên của xóm đưa giống dưa hấu về trồng tại địa phương, anh cho biết: Gia đình tôi trồng dưa cách đây hơn 10 năm. Trước đó, gia đình đã trồng nhiều loại cây, tuy nhiên không đem lại hiệu quả. Sau khi mang giống dưa này về trồng, tôi nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở nơi đây rất phù hợp để trồng dưa và có thể phát triển thành hàng hóa, đem lại lợi nhuận kinh tế cao, vì vậy gia đình đã tập trung đầu tư trồng dưa. Đến nay, diện tích dưa của gia đình đạt hơn 2.000 m2. giá bán dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg, đầu vụ giá bán tốt hơn khoảng 15.000 đồng/kg. Nhờ vậy đem lại cho gia đình nguồn thu khoảng 120 triệu đồng/năm.
Nhận thấy lợi nhuận cao từ trồng dưa hấu, nhiều hộ trong và ngoài xóm Chiềng Hạ đã tận dụng diện tích đất canh tác để chuyển sang trồng dưa. Mặc dù trồng dưa khá vất vả, tuy nhiên lợi nhuận thu lại so với trồng lúa cho hiệu quả cao gấp 2 đến 3 lần. Nhờ phát triển diện tích trồng dưa hấu mà cuộc sống của nhiều gia đình ở xã Mai Hạ khấm khá hơn. Nhiều hộ xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Anh Hà Văn Thái chia sẻ thêm: Dưa hấu Mai Hạ đã trở thành thương hiệu. Tại xóm Chiềng Hạ, nhà trồng ít cũng có vài trăm mét vuông, nhà trồng nhiều thì lên đến vài nghìn mét vuông. Dưa ở đây gần như được trồng quanh năm. Thường bà con sau khi ra Tết sẽ bắt đầu trồng, được khoảng 3 tháng thì cho thu hoạch, xong lại tiếp tục trồng vụ mới. Một năm có thể trồng từ 3 - 4 vụ, nhưng ra Tết vẫn là vụ chính vì thời điểm đó nhu cầu thị trường cao, dưa lại được giá nên bà con tập trung sản xuất nhiều để cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Ông Vì Văn Phao ở xóm Lầu chia sẻ: Cây dưa hấu phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Mai Hạ. Tuy nhiên, để có được những quả dưa to, vỏ bóng, ruột đỏ và ngọt thì kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng cần phải có. Ngay từ khâu làm đất cũng cần phải cẩn thận. Đất trồng dưa phải để ải, sau đó lên luống cao để tránh trường hợp dưa bị úng. Ngoài ra còn phụ thuộc thời tiết và khí hậu theo từng năm, vì vậy phải thường xuyên chú ý dự báo thời tiết và thay đổi cách chăm sóc theo mùa vụ để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Từ đó dưa mới đạt chất lượng và có giá bán cao.
Đồng chí Vì Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hạ cho biết: Hiện nay, sản phẩm dưa hấu Mai Hạ đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và có quét mã vạch cũng như tem kiểm định chất lượng sản phẩm. Để dưa hấu Mai Hạ có mặt tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản sạch trên cả nước, đòi hỏi người trồng dưa phải nghiêm túc tuân thủ đúng quy hoạch, quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, phải xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân theo chuỗi và liên kết sản xuất bền vững. Từ đó giúp người dân phát huy tiềm năng, thế mạnh và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Hoàng Dương
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng thời gian tới.
6,17 tỷ USD là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong quý I, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Sau gần 30 năm, đến nay các khu công nghiệp tại Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Song các khu công nghiệp lại chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc tăng trưởng xanh và bền vững, giảm tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Ngày 10/4, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình đã ký kết chương trình phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Chương trình nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP gắn với truy xuất nguồn gốc, hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ đúng theo quan điểm chỉ đạo của Bộ NN&PTNT tại Đề án "Đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2021-2030"; kết hợp giới thiệu, quảng bá và thúc đẩy kết nối tiêu thụ các nông sản đặc sản chủ lực, sản phẩm OCOP giữa 2 tỉnh.
Lô sản phẩm ớt muối chua đầu tiên của tỉnh được xuất khẩu vào cuối tháng 3 vừa qua với số lượng 7,5 tấn. Đây là tín hiệu tích cực, mở ra hướng đi đầy hứa hẹn cho các vùng trồng ớt, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trong quý I/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết năm 2024.