Năm 2024 tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung cả năm là 9%. Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều khó khăn, thách thức, cùng với diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến KT-XH của tỉnh. Cùng với đó, hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn do sự suy giảm trong sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh đó, KT-XH của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt thấp, 6 tháng đầu năm ước chỉ đạt 1,81%, thấp hơn so với trung bình cả nước. Kết quả này đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề trong những tháng cuối năm.


Công ty TNHH GGS Việt Nam tại Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa   vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tỉnh và cuộc sống của người dân, nhất là đối với tỉnh miền núi   khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi trong phát triển kinh tế như Hòa Bình. 

Chính vì vậy đây luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong tỉnh.

Để hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra là 9% đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 318/NQ-HĐND, ngày 06/12/2023 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh đã xây dựng kịch bản tăng trưởng GRDP 6 tháng cuối năm phấn đấu đạt 13,49%. Trong đó, khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 4,14%; khu vực II (công nghiệp, xây dựng) phấn đấu đạt 26,12%; khu vực III (dịch vụ) phấn đấu đạt 9,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm phấn đấu -12,81%.

UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, điều hành phấn đấu thực hiện kịch bản tăng trưởng GRDP 6 tháng cuối năm. Đồng thời yêu cầu tiếp tục chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghiêm các nghị quyết của Chính phủ; Chỉ thị của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2024.

5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được UBND tỉnh đặt ra là: (1) Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. (2) Tăng thu ngân sách nhà nước đảm bảo bố trí đủ kế hoạch vốn cho các dự án triển khai thực hiện đồng thời bù đắp hụt thu của các năm trước. (3) Đẩy mạnh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Xác định là nhiệm vụ trụ cột quan trọng vừa tạo ra kết cấu hạ tầng đồng bộ, vừa tạo ra lưu chuyển hàng hóa, tạo điều kiện thu hút đầu tư, kích thích sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế. (4) Tháo gỡ khó khăn thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm, có tính chất đột phá, tạo động lực phát triển. (5) Kích thích tiêu dùng; củng cố, phát triển thị trường truyền thống và khai thác thị trường xuất khẩu mới.

Muốn thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu, UBND tỉnh chỉ đạo nhất thiết trong những tháng cuối năm, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp; tuyệt đối không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết; chủ động, khẩn trương báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, những khó khăn, vướng mắc. Đẩy nhanh tiến độ xử lý, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024. Cụ thể là rà soát, tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình. Thực hiện nghiệm thu, thanh toán ngay đối với các khối lượng đã hoàn thành, không để dồn thanh toán đến giữa năm và cuối năm. Tập trung thực hiện giải ngân đối với số kế hoạch vốn năm 2023 được phép kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân sang năm 2024, đảm bảo đến hết ngày 31/12/2024 giải ngân đạt 100% số kế hoạch vốn được phép kéo dài. Rà soát, kịp thời đề xuất điều chuyển vốn các dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch đã được giao cho các dự án có khả năng tốt hơn. Thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đảm bảo theo tiến độ tại các mốc thời gian đã được giao…

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. 

UBND các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời kịp thời triển khai các dự án tái định cư phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn. Đẩy nhanh công tác rà soát, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024. Nâng cao chất lượng, tiến độ xây dựng, trình phê duyệt các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng, quy hoạch vùng huyện làm cơ sở đẩy mạnh thu hút đầu tư và triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn…


Bình Giang


Các tin khác


Gỡ khó cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua đường biển

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, tính đến giữa tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt hơn 244 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam - Hàn Quốc nhất trí nỗ lực nâng kim ngạch thương mại song phương

Chiều 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động

Tiền lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng 6% kể từ ngày 1/7 vừa qua đã tạo áp lực đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm tăng lên. Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp trong ngành dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Hơn 470 tỷ USD xuất nhập khẩu sau hơn 8 tháng

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đến trung tuần tháng 8 đã vượt 473 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 15,5 tỷ USD.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tích cực

Trước thềm Hội nghị "UOB Gateway to ASEAN” sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 6/9, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB (Singapore) dự báo: Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 vẫn tích cực, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo 6% hoặc cao hơn.

Thành phố Hòa Bình tự hào vững bước

Gần 80 năm đã trôi qua, âm vang hào hùng của ngày thu Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 vẫn luôn được các thế hệ người dân TP Hòa Bình khắc ghi, từ đó khơi dậy khát vọng xây dựng thành phố bên sông Đà ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục