Đó là khẳng định của đồng chí Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương khi trao đổi với phóng viên sáng 7/9/2024.


Không chỉ các siêu thị, tại các cửa hàng tự chọn, đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh, hàng hóa vẫn đảm bảo cung ứng phục vụ người dân "chống" cơn bão số 3. Ảnh chụp tại cửa hàng tự chọn Bảo Anh (Khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo thuộc tổ 6, phường Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình).

Theo ghi nhận, tại siêu thị Vì hòa bình, AP Plaza, hệ thống siêu thị WinMart...  nguồn cung hàng hóa khá phong phú. Các mặt hàng thiết yếu như gạo, mỳ ăn liền, lương khô, nước đóng chai... lấp đầy các kệ hàng.

Bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CP Thương mại Định Nhuận (TP Hòa Bình) cho biết: Thực hiện nghiêm cam kết dự trữ đủ số lượng hàng hoá đã ký kết tại Công văn số 818/SCT-QLTM, ngày 11/4/2024 của Sở Công Thương về việc dự trữ hàng hóa phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, doanh nghiệp đã chủ động lên kế hoạch và làm việc với các nhà cung cấp để đáp ứng đầy đủ nguồn cung hàng hóa trong thời gian bão cũng như sau đó, đảm bảo giá cả ổn định. Theo báo cáo của quản lý siêu thị Vì hòa bình và hệ thống các cửa hàng phân phối của Công ty, trong ngày 5 - 6/9, lượng người mua hàng có tăng, nhưng không đáng kể.

Với tình hình bão ảnh hưởng tới miền Bắc, WinMart đã lên kế hoạch để đảm bảo đầy đủ hàng hóa, thực phẩm thiết yếu, thực phẩm khô dự trữ như: điều chỉnh kế hoạch cung ứng với các nhà cung cấp, đặt hàng sớm để tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong trường hợp bão làm gián đoạn quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho trung tâm về điểm bán, đưa ra các biện pháp đối phó như thay thế nguồn hàng nhưng vẫn qua quy trình kiểm soát để đảm bảo chất lượng. Chuỗi siêu thị WinMart trên địa bàn duy trì thời gian hoạt động bình thường mở cửa từ 7h sáng đến 22h hàng ngày.

Sức mua tại siêu thị WinMart ngày 6/9 có tăng ở các mặt hàng như: thực phẩm tươi sống (thịt, đặc biệt thịt MEATDeli, rau củ có xu hướng lưu trữ lâu như bầu, bí), các mặt hàng thực phẩm đông lạnh, mì gói… và tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng mua hàng trực tuyến.

Ngoài sự chủ động của các doanh nghiệp thương mại, các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng để ứng phó với cơn bão số 3. Qua trao đổi với đồng chí Phạm Anh Quý, Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình, đối với công tác hậu cần, địa phương đã giao Phòng Kinh tế đảm bảo lương thực, nước uống để cứu trợ trong các tình huống. TP Hòa Bình chủ động hiệp đồng cung ứng chủ động với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lưu ý dự trữ hàng hóa ở những địa bàn thường xuyên bị chia cắt, cô lập...

Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, sẵn sàng cung ứng cho người dân khi bão số 3 đổ bộ, ngày 6/9/2024, ngành Công Thương có văn bản về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 gửi UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn, trong đó đề nghị các địa phương tăng cường rà soát, nắm bắt, hoàn thiện, bổ sung phương án, kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu. Qua đó, đảm bảo cung cầu hàng hóa tại chỗ, đồng thời có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ xảy ra chia cắt do mưa lũ.

Theo đồng chí Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, ngành đề nghị các doanh nghiệp thương mại chủ động dự trữ hàng hóa, phân nhỏ lượng hàng dự trữ ở các kho khác nhau, gia cố đảm bảo an toàn, chống ngập lụt nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa xuyên suốt, liên tục. Đồng thời tăng cường các kênh bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử,… để phục vụ người dân. Đối với các doanh nghiệp xăng dầu, đề nghị chủ động dự trữ và có phương án cung ứng xăng dầu cho toàn hệ thống đại lý bán lẻ xăng dầu và các cửa hàng trực thuộc, đặc biệt chú trọng đến khu vực thường xảy ra thiên tai, lũ lụt, khu vực có nhiều công trình trọng điểm đang thi công, đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh và an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh; không lợi dụng tình hình thiên tai, lụt bão để tăng giá, thực hiện nghiêm việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương, đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu đã chuẩn bị trước. Khối lượng hàng hóa nhu yếu phẩm dự trữ ước tính đáp ứng từ 10 - 15 ngày sử dụng. Đơn vị truyền tải điện triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn đối với các công trình cung cấp, truyền tải, phân phối điện do đơn vị quản lý. Tổ chức phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ ảnh hưởng đến công trình điện theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng và tập trung mọi nguồn lực để khắc phục kịp thời mọi sự cố xảy ra, cung cấp điện kịp thời, an toàn sau thiên tai. Các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ và phương án cung ứng xăng dầu cho toàn hệ thống cũng như phương án bảo đảm an toàn, phòng, chống ngập các bể chứa, cửa hàng bán lẻ xăng, dầu; chống rò rỉ, trôi nổi xăng dầu khi các bể chứa bị ngập nước.

Đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp, Sở Công Thương cũng chuẩn bị phương án thiết lập các đội ứng phó; điều hành luân chuyển hàng hóa giữa các huyện trong tỉnh và các địa phương lân cận để bảo đảm ứng cứu kịp thời. Đồng thời giữ thông tin chặt chẽ với chính quyền địa phương và Bộ Công Thương để báo cáo xin ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp. Hiện tại lực lượng Quản lý thị trường tăng cường triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, trục lợi khi nhu cầu hàng hóa tăng cao, gây bất ổn thị trường.


Minh Vũ

Các tin khác


Thị trấn Lương Sơn: Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế hiệu quả. Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần

Giá vàng thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần vào phiên 5/9, do đồng USD yếu đi và lợi suất trái phiếu giảm sau khi có dấu hiệu thị trường lao động hạ nhiệt khiến các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất mạnh trong tháng này.

Đơn đặt hàng mới tăng cao, thúc đẩy sản xuất tăng tốc

Ngay tại thời điểm giữa quý II, nền kinh tế lạc quan khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao, thúc đẩy các ngành sản xuất tăng tốc, bứt phá.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua đường biển

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, tính đến giữa tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt hơn 244 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam - Hàn Quốc nhất trí nỗ lực nâng kim ngạch thương mại song phương

Chiều 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động

Tiền lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng 6% kể từ ngày 1/7 vừa qua đã tạo áp lực đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm tăng lên. Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp trong ngành dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục