Để ứng phó với bão số 3, người dân các địa phương chủ động kiểm tra, gia cố lồng bè, đảm bảo an toàn cho đàn thủy sản.


Công tác quan trắc môi trường được Chi cục Thủy sản tập trung thực hiện nhằm kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ đàn thủy sản, ứng phó với bão số 3.

Những ngày vừa qua, ông Lý Văn Thân, trú tại xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) dành nhiều thời gian để theo dõi thông tin về cơn bão số 3 Yagi. Tranh thủ khoảng thời gian vàng trước khi bão đổ bộ, ông và người thân khẩn trương gia cố lồng bè cá của gia đình. Gắn bó với nghề nuôi cá lồng hơn 10 năm, thoát nghèo từ nghề, do vậy, việc bảo vệ mỗi lồng cá đối với ông Thân chính là bảo vệ gia sản. 20 lồng cá được ông gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng, lưới, khung lồng, đường đi trên lồng, nhà bảo vệ. Đồng thời, ông vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá...

Trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện có khoảng 1.000 lồng cá của trên 500 hộ dân, sản lượng đạt trên 1.000 tấn mỗi năm, mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng. Nắm bắt thông tin về cơn bão số 3, huyện đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích nuôi trồng; hướng dẫn người dân cập nhật tình hình dự báo thời tiết thường xuyên, chủ động di chuyển lồng nuôi về vị trí an toàn, thu hoạch cá đến kỳ thu hoạch... đồng thời, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ chuyên trách, hỗ trợ, đồng hành cùng người nuôi cá lồng bè ứng phó với mưa bão.

Cùng với Đà Bắc, các địa phương trong tỉnh cũng tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ cho đàn thủy sản. Gia đình chị Hà Thị Lan, xóm Lọng, xã Vạn Mai là một trong những hộ nuôi cá dầm xanh nhiều nhất và là địa chỉ cung cấp cá giống uy tín ở huyện Mai Châu. Chị Lan cho biết: Mấy ngày gần đây, xã liên tục phát đi bản tin cập nhật tình hình diễn biến cơn bão Yagi, đồng thời, cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã cũng khuyến cáo các gia đình nuôi thủy sản kiểm tra, tu bổ lại bờ ao cho chắc chắn; kiểm tra hệ thống xả tràn, khơi thông dòng chảy các sông, suối, mương khu vực xung quanh ao để thoát nước dễ dàng... Theo hướng dẫn, gia đình đã chuẩn bị lưới, đăng chắn, cọc tre để cắm khi nước tràn hoặc vỡ bờ. Nhiều hộ dân cũng chuẩn bị các bao CaCO3 xung quanh bờ ao để khi mưa xuống sẽ hòa tan CaCO3 trước khi chảy vào ao, giúp duy trì pH, độ cứng và các ion hòa tan trong môi trường nước...

Tỉnh Hòa Bình có trên 14,5 nghìn ha mặt nước. Toàn tỉnh có 543 hồ thủy lợi lớn, vừa và nhỏ phân bố tại 10 huyện, thành phố. Tận dụng tiềm năng đó, nghề nuôi thủy sản phát triển khá nhanh trên địa bàn. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 lồng cá, sản lượng đạt trên 7.000 tấn/năm; tạo việc làm ổn định cho khoảng 1.600 lao động. Tham gia nuôi cá lồng không chỉ có các hộ dân ven hồ mà đã có nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Hiện trên hồ Hòa Bình có gần 20 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng, trong đó có các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư. Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Chi cục Thủy sản đã gửi công văn đến các địa phương, đề nghị các cơ quan liên quan triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản.

Đồng chí Đặng Thị Duyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Ngoài việc đề nghị các địa phương làm tốt việc thông báo cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản thường xuyên cập nhật thông tin diễn biến của thời tiết để chủ động ứng phó kịp thời; chủ động gia cố ao, hồ, đầm, lồng bè nuôi; có phương án bảo vệ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; thu hoạch thủy sản nuôi khi đạt cỡ thương phẩm; neo đậu tàu thuyền khai thác thủy sản trên vùng hồ thủy điện Hòa Bình tại nơi an toàn... Chi cục cũng đề nghị các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chủ động phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Khi có sự cố bão lũ xảy ra, hướng dẫn người dân thống kê số lượng lồng, bè, diện tích nuôi, mức độ thiệt hại để có cơ sở hỗ trợ theo quy định.



Minh Vũ

Các tin khác


Giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần

Giá vàng thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần vào phiên 5/9, do đồng USD yếu đi và lợi suất trái phiếu giảm sau khi có dấu hiệu thị trường lao động hạ nhiệt khiến các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất mạnh trong tháng này.

Đơn đặt hàng mới tăng cao, thúc đẩy sản xuất tăng tốc

Ngay tại thời điểm giữa quý II, nền kinh tế lạc quan khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao, thúc đẩy các ngành sản xuất tăng tốc, bứt phá.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua đường biển

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, tính đến giữa tháng 8 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt hơn 244 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam - Hàn Quốc nhất trí nỗ lực nâng kim ngạch thương mại song phương

Chiều 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động

Tiền lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp tăng 6% kể từ ngày 1/7 vừa qua đã tạo áp lực đối với các doanh nghiệp ngành dệt may khi chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm tăng lên. Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp trong ngành dệt may đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất lao động, giảm các khâu trung gian giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Hơn 470 tỷ USD xuất nhập khẩu sau hơn 8 tháng

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đến trung tuần tháng 8 đã vượt 473 tỷ USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 15,5 tỷ USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục