Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh. Tại huyện Lạc Sơn, mưa lũ đã tàn phá nhiều cây cối, hoa màu. Đặc biệt, vựa lúa Mường Vang ghi nhận gần 500 ha lúa chuẩn bị thu hoạch bị đổ, hư hại.


Bà Bùi Thị Tiền, xóm Khang Trào, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) buồn bã dựng lại diện tích lúa bị đổ. 

Xót xa là tình cảnh của hàng nghìn nhà nông các xã khi chỉ sau một đêm bão đến, nước lũ dâng cao ở nhiều cánh đồng, lúa đổ rạp ngập sâu trong bùn nước. Những xã có diện tích lúa bị ảnh hưởng nặng là Chí Đạo 65 ha, Tân Lập 38,5 ha, Quyết Thắng 75 ha. Cùng với thiệt hại cây hoa màu, mía và một số cây trồng khác, xã Ngọc Sơn có mức độ thiệt hại về sản xuất nông, lâm nghiệp lớn nhất, ước tính 1,05 tỷ đồng; xã Ngọc Lâu ước thiệt hại trên 970 triệu đồng; xã Quyết Thắng ước thiệt hại 750 triệu đồng; xã Chí Đạo ước thiệt hại trên 770 triệu đồng; xã Tân Lập ước thiệt hại 550 triệu đồng; xã Vũ Bình ước thiệt hại 460 triệu đồng; xã Bình Hẻm ước thiệt hại 380 triệu đồng; xã Thượng Cốc ước thiệt hại 340,9 triệu đồng; xã Miền Đồi ước thiệt hại 300 triệu đồng…

Đồng chí Bùi Văn Nên, Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng cho biết: Với xã vùng đặc biệt khó khăn như Quyết Thắng, sản xuất lúa gạo có vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống người dân. Trong mấy ngày qua, những trận mưa lớn liên tục trút xuống làm hư hại, đổ lúa, hoa màu. Trước cường độ của cơn bão lớn, bà con chỉ còn biết đứng nhìn lúa, cây màu bị thiệt hại. Đời sống dân sinh gặp nhiều khó khăn do mưa bão kéo dài.    

Chỉ tay về phía cánh đồng nước ngập, bà Bùi Thị Tiền ở xóm Khang Trào, xã Văn Sơn buồn bã chia sẻ: Nhiều diện tích lúa trên cánh đồng rộng cả chục ha ở vào độ chín bị ngập úng, đổ rạp. Tranh thủ lúc trời ngớt mưa, chúng tôi ra đồng dựng lúa lên nhưng không xuể và cứ dựng xong lớp này, lớp khác lại đổ. Lo vụ mùa – hè thu thất bát, chúng tôi chỉ còn biết cầu mưa bão sớm tan. Có như vậy, các gia đình ở đây mới mong khắc phục được phần nào thiệt hại.

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lạc Sơn, tính từ ngày 6 - 10/9, tổng thiệt hại do cơn bão số 3 và ảnh hưởng hoàn lưu sau bão tại địa phương xấp xỉ 13 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại về nông, lâm nghiệp trên 8,8 tỷ đồng với diện tích gần 445 ha lúa, 119 ha hoa màu, 55,5 ha cây trồng khác, 16,5 ha cây lâm nghiệp. Thiệt hại đối với diện tích lúa chủ yếu do mưa bão gây ngập úng và gió mạnh làm đổ.

Nông dân trong huyện còn phải hứng chịu những thiệt hại khác: Thiệt hại khoảng 250 triệu đồng về thủy sản, chủ yếu ở xã Văn Sơn và xã Tự Do do vỡ ao hoặc nước ngập; thiệt hại gần 40 triệu đồng về chăn nuôi ở 2 xã Bình Hẻm, Tự Do với hơn 300 con gia cầm, 2 con lợn bị chết hoặc lũ cuốn trôi...

Theo đồng chí Bùi Văn Huân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn bởi hoàn lưu bão kéo dài. Với tổng diện tích lúa trên 5.000 ha, huyện phấn đấu toàn vụ mùa đạt năng suất bình quân 55,5 ha, tổng sản lượng 27.500 tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bão số 3 và hoàn lưu sau bão, diện tích lúa sẽ giảm 8% - 10% năng suất, đồng nghĩa với việc sụt giảm về tổng sản lượng. Khuyến cáo bà con nông dân khẩn trương tiến hành thu hoạch hoa màu đã đến thời kỳ thu hoạch để tránh thiệt hại. Các đơn vị thuỷ lợi và các xã huy động nhân lực, vật lực bơm tiêu úng, kết hợp khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh mương; hướng dẫn triển khai các giải pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi sau mưa lũ. UBND huyện đã đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp thiệt hại đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ để ổn định đời sống nhân dân, nhất là hỗ trợ kinh phí khắc phục diện tích lúa, hoa màu, nhà cửa và một số thiệt hại khác. 

Bùi Minh

Các tin khác


Quýt Ôn Châu vào vụ

Từ hơn 10 ngày trước, nông dân tại các vùng trồng quýt Ôn Châu trên địa bàn huyện Cao Phong bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9, quýt Ôn Châu là loại quả mở đầu cho mùa thu hoạch cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong nói riêng, vùng cây ăn quả có múi của tỉnh nói chung.

Ngày đêm khắc phục sự cố điện do ảnh hưởng của bão số 03

Cơn bão số 3 khiến rất nhiều khách hàng ở tỉnh Hoà Bình mất điện. Để khắc phục sự cố, ngành điện đã huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) tập trung xử lý, khắc phục để cấp điện trở lại cho khách hàng.

Huyện Lạc Sơn có 15 sản phẩm được chứng nhận OCOP

Năm 2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục thực hiện công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới thông qua Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). 6 sản phẩm được huyện tập trung hỗ trợ hoàn thiện và chuẩn hoá theo kế hoạch, gồm: muối hạt dổi, măng chua, chả ốc, vịt cổ xanh, bột nghệ gia vị, trứng gà thảo dược.

UBND tỉnh đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024

Chiều 10/9, UBND tỉnh tổ chức họp thường kỳ tháng 8 đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) 9 tháng năm 2024; cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Huyện Đà Bắc tăng cường đảm bảo an toàn trên các tuyến giao thông

Mưa lớn diện rộng kéo dài đã gây ra hơn 80 điểm sạt lở đất trên các tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện Đà Bắc. Huyện đã huy động lực lượng xử lý các điểm sạt lở và canh gác tại các ngầm tràn nguy hiểm để cảnh báo người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục