Ngày 1/11 Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 - 2030. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan, phòng NN&PTNT các huyện, UBND các xã có diện tích trồng cây chè trong tỉnh.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Tỉnh Hoà Bình hiện có trên 870ha diện tích trồng chè với các lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu, lịch sử và các giống chè đặc trưng. Trong đó, diện tích chè xanh được trồng tập trung tại các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Lương Sơn; chè Shan tuyết được trồng chủ yếu tại các huyện Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu. Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa, hội nghị đã triển khai kế hoạch phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 - 2030. Mục tiêu đến năm 2030, ổn định diện tích chè toàn tỉnh khoảng 1.200ha, sản lượng đạt 13,8 nghìn tấn và có vị thế chi phối thị trường chè các tỉnh phía Bắc. 9 nhiệm vụ trọng tâm và 7 giải pháp đã được triển khai thực hiện.

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến vào những nội dung: Giải pháp để phát triển bền vững, đa dạng giá trị cây chè; định hướng quy mô vùng trồng; nghiên cứu kỹ thuật mới vào sản xuất, chế biến nâng cao năng suất, chất lượng chè; khó khăn trong phát triển cây chè và giải pháp thực hiện tại một số địa phương. Các đại biểu cũng cho ý kiến về sự tham gia của các đơn vị quản lý nhà nước trong việc phát triển đa giá trị cây chè; tăng cường sự liên kết giữa 2 nhà - nhà nông và nhà sản xuất (doanh nghiệp). Các xã có diện tích trồng chè cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ trồng chè cũng như doanh nghiệp đến địa bàn thu mua, chế biến để phát triển cây chè bền vững.

Bên cạnh đó, đại diện một số xã có diện tích trồng chè bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp thu mua, đơn vị chuyên môn tích cực hướng dẫn các hộ trồng chè về kỹ thuật, tiêu chuẩn để quá trình sản xuất có thể đảm bảo được chất lượng cũng như nâng cao giá trị sản phẩm chè khi thu hoạch; mong được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, ngành chuyên môn đối với xã để từng bước mở rộng diện tích, xây dựng thương hiệu chè Hòa Bình... 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương, các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác phối hợp nhằm thực hiện thành công Kế hoạch số 136/KH-UBND, ngày 24/6/2024 của UBND tỉnh về phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 - 2030. Qua đó tạo ra những sản phẩm chè đặc trưng của tỉnh, có giá trị cao, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và trở thành một trong những sản phẩm kinh tế thế mạnh của địa phương.


T.H

Các tin khác


Dự báo lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Philippines vượt 8 tỷ USD

Thương vụ Việt Nam tại Philipines nhận định: Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD; trong đó, xuất siêu trên 3 tỷ USD.

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng đạt trên 108% so với dự toán HĐND tỉnh giao 

Ngày 30/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) đôn đốc tiến độ thu, nộp ngân sách nhà nước (NSNN) tỉnh tổ chức họp đánh giá công tác thu NSNN năm 2024. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.

Kiểm tra tiến độ dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

Sáng 30/10, tại huyện Lạc Sơn, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc, kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ.

Tăng tốc giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm

Theo Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 10 của cả nước đạt 52,29%. Có 15/44 bộ, ngành và 41/63 địa phương giải ngân trên mức trung bình của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục