Năm 2024, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An, thôn Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là 1 trong 63 HTX tiêu biểu toàn quốc.


Mướp đắng là một trong những cây trồng chủ lực của Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An, thôn Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy).

Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An được thành lập năm 2020, trên cơ sở là chi hội nghề nghiệp trồng sả và chuyển đổi HTX theo quy định của Luật HTX năm 2012. Đến nay, HTX có 45 thành viên. Năm 2022, sản lượng rau, củ, quả HTX cung ứng cho thị trường cả nước đạt hơn 300 tấn, đem lại thu nhập khoảng 1,2 tỷ đồng.

Năm 2023, HTX tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con, mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. HTX đăng ký với Sở NN&PTNT, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 70 ha (trong đó, rau các loại 30 ha, sả 40 ha). Các sản phẩm của HTX sản xuất và tiêu thụ được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng. Đến cuối năm 2023, sản lượng rau, củ, quả HTX cung ứng cho thị trường trên 400 tấn, đem lại tổng thu nhập trên 1,4 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Toàn, Giám đốc HTX dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phạm An cho biết: Vừa qua, HTX ký hợp đồng với Công ty T9 Việt Nam trồng và bao tiêu sản phẩm ớt chỉ thiên xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, diện tích 5ha, giá được công ty bao tiêu 20.000 đồng/kg ớt tươi. Hiện công ty tiếp tục phối hợp với HTX mở rộng diện tích cho niên vụ 2025 lên 10 ha. Đây là sản phẩm mới của HTX, hứa hẹn tăng thêm thu nhập cho các thành viên.

Anh Nguyễn Đức Hữu, thôn 9, xã Hưng Thi cho biết: Tham gia vào HTX, các thành viên là hộ sản xuất nhỏ lẻ sẽ giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá bán cũng như xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Mặt khác, các thành viên còn có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, liên kết với doanh nghiệp trong cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sau 3 năm trồng mướp đắng, gia đình tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Mỗi năm sản xuất được 2 vụ, giá trị kinh tế trên 1 ha sau khi trừ chi phí có lãi gần 100 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt, 1ha mướp đắng cho thu nhập từ 160 - 180 triệu đồng/năm, trừ chi phí có thể thu lãi trên 120 triệu đồng/năm. Tất cả sản phẩm của HTX đều có hợp đồng bao tiêu với tiểu thương tại các chợ đầu mối lớn như: chợ Thổ Tang ở Vĩnh Phúc, chợ Long Biên, chợ đầu mối phía Nam của TP Hà Nội và các công ty xuất nhập khẩu trong nước.

Ông Phạm Văn Toàn, Giám đốc HTX cho biết thêm: Mục tiêu những năm tiếp theo của HTX là duy trì vùng nguyên liệu đã có, tập trung mở rộng thêm vùng sản xuất đảm bảo chất lượng VietGAP, hướng tới sản xuất hữu cơ nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm rau, củ, quả tốt nhất, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài sản phẩm củ sả tươi. HTX đã trở thành cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, kết nối nông dân với nông dân để có sức mạnh lớn hơn, giải quyết được bài toán đầu ra cho sản phẩm. Đây là lực đẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững tại địa phương.

Việt Lâm


Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật tại cụm công nghiệp (CCN) Tiên Tiến thuộc địa bàn xã Quang Tiến (TP Hòa Bình). Đến nay, CCN cơ bản hoàn thành các hạ tầng quan trọng như nhà điều hành, công trình xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, nước sạch, phòng cháy chữa cháy, hệ thống thoát nước mưa, đường giao thông nội bộ… Hạng mục san nền cũng hoàn thành đảm bảo diện tích được bàn giao.

Triển khai kế hoạch phát triển đa giá trị cây chè giai đoạn 2024 - 2030

Ngày 1/11 Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển bền vững, đa giá trị cây chè trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2024 - 2030. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự có đại diện các sở, ngành liên quan, phòng NN&PTNT các huyện, UBND các xã có diện tích trồng cây chè trong tỉnh.

Dệt may đón cơ hội từ thị trường ngách

Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới như: Trang phục chống cháy, bảo hộ lao động, sản phẩm phục vụ ngành y tế trong phòng chống dịch bệnh,… nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Ðây được coi là hướng đi phù hợp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng.

Hội tụ điều kiện triển khai đường sắt tốc độ cao

67 tỷ USD là số vốn dự tính để đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Con số này tương đương với khoảng 1,7 triệu tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành.

Huyện Lạc Sơn gỡ khó tiến độ lập quy hoạch xây dựng

Trong định hướng quy hoạch (QH) của tỉnh, huyện Lạc Sơn được xác định là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của khu vực và cả nước dựa trên tiềm năng là nguồn khoáng nóng chất lượng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, môi trường trong lành, bản sắc văn hóa độc đáo.

Việt Nam - Đối tác chiến lược tiềm năng về lĩnh vực bán dẫn của Nhật Bản

Việt Nam đang trở thành đối tác chiến lược tiềm năng về lĩnh vực bán dẫn của Nhật Bản trong bối cảnh nước này đang đẩy mạnh phát triển bán dẫn thế hệ tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục