Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đúng quy định pháp luật. Công tác thanh, kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường (TN&MT) được thực hiện thường xuyên hơn, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành trong quản lý nhà nước về TN&MT trên địa bàn huyện.


Bộ phận một cửa thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân luôn đúng hẹn.

Trong lĩnh vực TN&MT, năm 2022, UBND huyện tiếp nhận và giải quyết 308/308 hồ sơ; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện tiếp nhận 6.301 hồ sơ, đã giải quyết 4.868 hồ sơ, đang giải quyết 1.433 hồ sơ. Năm 2023, UBND huyện tiếp nhận và giải quyết 203 hồ sơ; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện tiếp nhận 5.904 hồ sơ, đã giải quyết 4.903 hồ sơ, đang giải quyết 1.001 hồ sơ. Trong 9 tháng năm 2024, UBND huyện tiếp nhận 381 hồ sơ, đã giải quyết 195 hồ sơ; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện tiếp nhận 4.282 hồ sơ, đã giải quyết 3.427 hồ sơ (giải quyết trước và đúng hạn 3.365 hồ sơ, chiếm 98,19%; quá hạn 60 hồ sơ, chiếm 1,81%; đang giải quyết 855 hồ sơ).

Theo đánh giá của ngành TN&MT huyện, những năm gần đây, công tác quản lý đất đai ở một số địa bàn thiếu chặt chẽ, tình trạng lấn chiếm đất còn xảy ra. Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản hoàn thành nhưng chất lượng hạn chế. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai triển khai chậm, gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Tình trạng đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai phức tạp, một số trường hợp kéo dài. Việc giải quyết thủ tục hành chính có hồ sơ chậm, muộn; còn có phản ánh, kiến nghị về thái độ, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Nhiều ý kiến phản ánh của công dân về việc không giải quyết đúng theo thời gian quy định khi thực hiện trích đo của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, làm kéo dài quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh thường xuyên thay đổi, phát sinh nhiều lỗi; thao tác khi thực hiện còn phức tạp, chưa liên thông được tới cơ quan thuế và các cơ quan liên quan khi cần phối hợp… Từ đó dẫn đến nhiều hồ sơ thực tế đã xử lý đúng hạn nhưng vẫn báo quá hạn. Việc hướng dẫn, trả kết quả của cán bộ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có lúc chưa rõ ràng, còn phải trả hồ sơ nhiều lần, gây bức xúc cho người dân. Còn có phản ánh, đơn thư trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Việc trình ký hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính có lúc sai sót phải điều chỉnh, đính chính trên giấy chứng nhận. Khối lượng hồ sơ rất lớn nhưng số cán bộ hiện có chưa đảm bảo theo đề án vị trí việc làm nên công việc quá tải, một số trường hợp chưa đáp ứng kịp tiến độ, thời gian xử lý hồ sơ theo quy định…

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai trên địa bàn, thời gian tới, huyện xác định thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phản ánh, kiến nghị của nhân dân để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở. Tăng cường công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định. Nâng cao chất lượng công tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, không để phát sinh điểm nóng, lan rộng, vượt cấp, khiếu nại đông người. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, tạo sự đồng thuận trong nhân dân...

Việt Lâm


Các tin khác


Quy định mới về điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ 1/1/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143 quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Kiểm tra tiến độ dự án kè chống sạt lở bờ sông Bùi đoạn qua thị trấn Lương Sơn

Sáng 5/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án kè chống sạt lở, chỉnh trị dòng chảy, nạo vét gia cố bờ sông Bùi đoạn qua thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Xã Vầy Nưa nỗ lực giảm nghèo bền vững

Vầy Nưa là xã thuộc diện khó khăn của huyện Đà Bắc, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, các mô hình kinh tế hiệu quả cao chưa nhiều. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 95%. Nghề chính mang lại thu nhập cho bà con nhân dân là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi…

Khắc phục hư hỏng trên các tuyến giao thông do ảnh hưởng của mưa bão

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT), từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của mưa bão, nhất là do hoàn lưu gây mưa lớn của bão số 3 (Yagi), toàn tỉnh có 439 vị trí sạt lở taluy dương, khối lượng sạt lở hơn 68.000m3, sạt lở taluy âm 55 vị trí với tổng chiều dài 965m, 2 cầu hư hỏng, 21 ngầm tràn bị ngập… Việc khắc phục hư hỏng trên các tuyến giao thông đang được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo lưu thông an toàn cho người dân.

Cam Cao Phong vào vụ được mùa, được giá

Ngày cuối tháng 10, chúng tôi trở lại vùng đất Mường Thàng - Cao Phong đầy nắng và gió, thủ phủ trồng cam của tỉnh. Thời điểm này bắt đầu vào vụ thu hoạch cam niên vụ 2024 - 2025. Cam năm nay được mùa, được giá, niềm vui lấp lánh trong ánh mắt, nụ cười của người nông dân.

Người dân mong đường Vầy Nưa - Tiền Phong sớm hoàn thành

Dự án nâng cấp tuyến đường liên xã Vầy Nưa - Tiền Phong (Đà Bắc) có mức đầu tư 400 tỉ đồng với chiều dài gần 25 km, khởi công từ cuối năm 2022. Đến nay, nhà thầu mới thi công được khoảng 6% khối lượng so với hợp đồng; giao thông đi lại rất khó khăn. Nhân dân các xã mong dự án được tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành để cải thiện điều kiện đi lại, giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục